Theo Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện có 32 cơ sở dữ liệu có tên là cơ sở dữ liệu quốc gia được đề cập trong các văn bản quy phạm pháp luật từ cấp Thủ tướng trở lên, 10 cơ sở dữ liệu khác được đề cập trực tiếp trong luật. Các tiêu chí để xác định cơ sở dữ liệu quốc gia theo khảo sát của Cục Tin học hóa gồm: Lưu trữ thông tin quốc gia, có quy mô lớn, tầm quan trọng ảnh hưởng đến chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; Dữ liệu được dùng chung chia sẻ giữa các Bộ, ngành, địa phương; Có phạm vi, đối tượng, thuộc tính dữ liệu phủ rộng toàn quốc; Làm hạ tầng thông tin, tạo nền tảng cho các hệ thống thông tin khác hoạt động, phát triển.
Các đại biểu tham dự phiên họp đã tập trung thảo luận những cơ sở dữ liệu quốc gia nào (cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, doamh nghiệp, tài chính, đất đai, thông tin thống kê kinh tế - xã hội) sẽ được ưu tiên triển khai giai đoạn 2015-2020 do những khó khăn về kinh phí từ ngân sách nhà nước, trong đó có ngân sách dành cho lĩnh vực CNTT. Đây là sự chọn lựa khó khăn vì các Bộ ngành hiện đang xây dựng nhiều cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước của Bộ. Chỉ riêng Bộ Tài nguyên môi trường đã có một số cơ sở dữ liệu quốc gia đã được phê duyệt như: cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên môi trường, về đất đai, tài nguyên nước, về thông tin địa lý.