Thứ Tư, 27/11/2024
Biển và Hải đảo Việt Nam
Thứ Tư, 25/6/2014 10:27'(GMT+7)

Quảng Ninh: Triển lãm về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa

Bản đồ An Nam Đại Quốc Họa Đồ do Giám mục Taberd (người Pháp) vẽ và đo đạc trong cuốn từ điển An Nam năm 1838. Bản đồ được vẽ theo phương pháp hiện đại, chính xác và được ghi chú bằng 3 thứ tiếng Latin, Hán, Quốc ngữ. Bản đồ có vẽ cụm đảo Paracel seu Cát Vàng (Paracel hay Cát Vàng, còn gọi là Hoàng Sa) chính xác tọa độ.

Bản đồ An Nam Đại Quốc Họa Đồ do Giám mục Taberd (người Pháp) vẽ và đo đạc trong cuốn từ điển An Nam năm 1838. Bản đồ được vẽ theo phương pháp hiện đại, chính xác và được ghi chú bằng 3 thứ tiếng Latin, Hán, Quốc ngữ. Bản đồ có vẽ cụm đảo Paracel seu Cát Vàng (Paracel hay Cát Vàng, còn gọi là Hoàng Sa) chính xác tọa độ.

Triển lãm với chủ đề “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam-những bằng chứng lịch sử” trưng bày ảnh tư liệu, các châu bản thời Nguyễn, bộ sưu tập 200 bản đồ, gần 200 tư liệu, hình ảnh những bằng chứng lịch sử khẳng định quyền, chủ quyền lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa do Trung Quốc và các nước phương Tây xuất bản. Triển lãm cũng trưng bày một số bản đồ cổ nhất Việt Nam xuất bản thế kỷ 15 như bản đồ "Đại Việt quốc" in trong tập Hồng Đức năm 1490; bản đồ “Nam đại quốc họa đồ” do giám mục người Pháp Jean Louis Taberd xuất bản năm 1836; bản đồ “Đại Nam nhất thống toàn đồ’ xuất bản năm 1938. Các bản đồ đều là chứng cứ khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Triển lãm cũng trưng bày bộ ảnh tư liệu thời nhà Nguyễn dựng bia chủ quyền, đặt tượng phật, các di tích về những hùng binh Hoàng Sa và tổ chức lễ Khao lễ thế lính ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), phản ánh về đời sống sinh hoạt của cư dân và lính bảo an người Việt tại 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Bộ ảnh góp phần khẳng định Việt Nam xác lập và thực thi chủ quyền liên tục đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa hơn 5 thế kỷ qua. Triển lãm còn trưng bày tập ảnh tư liệu về quần đảo Hoàng Sa từ 1937-1974 thời kỳ thực dân Pháp, triều đình nhà Nguyễn cho xây dựng trạm khí tượng thủy văn, trạm thu phát radio, các châu bản của nhà Nguyễn (1802-1945), đặc biệt là các châu bản thời Minh Mạng ra chỉ dụ về việc cử các đội đi làm nhiệm vụ ở Hoàng Sa, Trường Sa... Ngoài ra, triển lãm còn trưng bày một số sách, tác phẩm văn học-nghệ thuật về biển đảo và một số hoạt động bổ trợ như chiếu phim về biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa, “Ký sự biển đảo,” biểu diễn nghệ thuật… 

PV 
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất