Thứ Năm, 10/10/2024
Tin hoạt động
Thứ Tư, 24/6/2009 22:13'(GMT+7)

Qui hoạch Việt Trì là thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc

Mỗi năm có hàng chục vạn nhân đân cả nước và kiều bào về  dự Giỗ Tổ 10-3 Âm lịch. Ảnh minh họa

Mỗi năm có hàng chục vạn nhân đân cả nước và kiều bào về dự Giỗ Tổ 10-3 Âm lịch. Ảnh minh họa

Cùng với việc phấn đấu đưa Việt Trì thành đô thị loại I vào năm 2015, thường trực tỉnh ủy, UNND tỉnh Phú Thọ đang chỉ đạo thành phố phát huy lợi thế là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của vùng Đất Tổ, đồng thời nỗ lực thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để trở thành thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam. Một số giải pháp được ưu tiên thực hiện là: phát triển nguồn nhân lực bằng việc thu hút người lao động có trình độ cao, có chính sách đưa cán bộ đi học ở nước ngoài, mở rộng đào tạo nghề cho người lao động đáp ứng yêu cầu quản lý đô thị và hoạt động văn hoá, lễ hội truyền thống; tăng cường quảng bá, mở rộng thị trường, đặc biệt là các tỉnh trong hành lang kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Lào Cai; đưa hình ảnh lễ hội Đền Hùng và thành phố lễ hội đến đông đảo nhân dân và bạn bè quốc tế; khuyến khích đầu tư vào hạ tầng, các khu di tích lịch sử. Đồng thời đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, coi văn hoá là cội rễ, là động lực để phát triển du lịch; kiến nghị các cơ quan chức năng sớm di chuyển ra khỏi thành phố các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường.

Theo quy hoạch, không gian thành phố lễ hội với trung tâm là Khu di tích lịch sử Đền Hùng, bao gồm 2 khu vực: khu vực I (32 ha) với Đền Thượng, Đền Trung, Đền Hạ, Đền Giếng, Lăng Vua Hùng...; khu vực II là vùng cảnh quan bảo vệ khu di tích và các công trình phục vụ lễ hội có diện tích 998 ha, bao gồm: rừng quốc gia Đền Hùng (538 ha), quảng trường trung tâm, trục hành lễ, các tượng đài, Bảo tàng Hùng Vương, Tháp Hùng Vương, Đền Lạc Long Quân, khu vực trồng cây lưu niệm... Tiếp đến là Quảng trường Hùng Vương và trung tâm dịch vụ tổng hợp nằm ở khu vực ngã ba đường Hùng Vương và Trần Phú, gồm: quảng trường, vườn hoa, thư viện, nhà hát, triển lãm, trung tâm văn hoá thanh thiếu niên, khách sạn... kết nối với khu hành chính của tỉnh, thành phố. Quy hoạch cũng xây dựng trung tâm lễ hội các khu vực trong thành phố có sự liên kết giữa các phường, như: khu Bến Gót - Bạch Hạc với nhiều di tích như Đình Việt Trì, Chùa Hoa Long, Đền Tam Giang, di tích Làng Cả; khu Đầm Mai có Thiên Cổ Miếu, Đình Lâu Thượng; khu Minh Phương có các di tích nổi tiếng như Đàn Tịch Điền (xã Minh Nông), Đền Tiên... Quy hoạch cũng xây dựng thành phố Việt Trì với nhiều điểm tham quan, các dịch vụ công cộng, giải trí, công trình văn hoá, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống như hát xoan, hát ghẹo, các làng nghề... đáp ứng tiêu chí của thành phố lễ hội và thoả mãn nhu cầu tham quan của du khách./.


CTV

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất