Trước
tiên, bản kết luận chỉ ra những ưu điểm là: Trước thực trạng
kết cấu hạ tầng giao thông quốc gia còn nhiều hạn chế, đòi
hỏi phải được đầu tư lớn để nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu
giao thông và phát triển kinh tế xã hội, trong điều kiện nguồn
lực Nhà nước còn hạn hẹp, Bộ GTVT đã kịp thời triển khai các
chủ trương của Đảng, Nhà nước về thu hút các thành phần kinh
tế tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, mở rộng hình
thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, thu hút đầu tư vào các
lĩnh vực kết cấu hạ tầng.
Với
nhiều nỗ lực, tích cực, trong thời gian chưa dài, Bộ GTVT đã
thực hiện nhiều dự án đầu tư trong lĩnh vực giao thông theo
hình thức BOT, BT với quy mô lớn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ
cấu đầu tư chung của ngành, địa phương đã thực hiện; góp phần
tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn Nhà nước hạn hẹp, giảm bớt áp
lực nợ công, cải thiện đáng kể năng lực phục vụ của hệ
thống kết cấu hạ tầng giao thông quốc gia.
Các
dự án đi vào hoạt động cũng góp phần mở rộng phương thức
quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông mới, hiệu quả,
phù hợp xu thế phát triển; người tham gia giao thông có thêm lựa
chọn điều kiện giao thông thông thoáng an toàn hơn.
Bên
cạnh những ưu điểm nêu trên, Thanh tra Chính phủ cũng nêu ra 5
khuyết điểm, vi phạm trong việc triển khai thực hiện loại hình
đầu tư này.
5 khuyết điểm, vi phạm trong triển khai dự án BOT
Thứ
nhất, chưa thực hiện đúng quy định về việc xây dựng và công
bố danh mục dự án kêu gọi đầu thư theo hình thức đối tác công
tư; việc công bố sau khi phê duyệt danh mục dự án, không đúng
thời điểm tháng 1 hằng năm là thiếu chặt chẽ và ảnh hưởng
không tốt đến kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
Thứ
hai, quyết định chủ trương đầu tư một số dự án còn bất hợp lý trong cân
đối tổng thể và quy hoạch; phê duyệt một số nội dung đầu tư, tổng mức
đầu tư chưa đúng quy định, còn một số khoản sai lệch.
Thứ ba,
lựa chọn nhà đầu tư, đàm phán, ký kết và giám sát thực hiện
hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn thiếu chặt
chẽ; nhà đầu tư đã lập, duyệt không đúng nhiều khối lượng,
định mức, đơn giá trong dự toán công trình.
Thứ
tư, việc thanh quyết toán xác định giá trị công trình dự án
còn bất hợp lý, hầu hết các công trình dự án hoàn thành giai
đoạn xây dựng đã đưa vào khai thác, thu phí đều chậm và chưa
quyết toán được theo đúng thời gian hợp đồng.
Thứ
năm, kết quả huy động vốn thực hiện các dự án BT, BOT không
đạt mục tiêu đa dạng các nguồn vốn, các thành phần kinh tế
tham gia đầu tư; xác định phương án tài chính thiếu chính xác,
nhất là phương án thu phí giao thông.
Chọn nhà đầu tư BOT phải qua đấu thầu
Trên
cơ sở kết luận những khuyết điểm, vi phạm nêu trên, Thanh tra
Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ
KH&ĐT, Tài chính, Xây dựng, GTVT phối hợp rà soát những quy
định pháp lý về lĩnh vực đầu tư theo hình thức đối tác công
tư còn thiếu, còn chưa thống nhất để bổ sung điều chỉnh hoặc
trình bổ sung điều chỉnh theo thẩm quyền.
Trước
hết, bổ sung quy định chặt chẽ về lựa chọn nhà đầu tư phải
thông qua đấu thầu; những dự án chỉ có 1 nhà đầu tư đăng ký
phải xem xét lại tính khả thi của dự án trong việc quyết định
chủ trương đầu tư. Quy định rõ nguyên tắc, trách nhiệm trong
việc đàm phán ký kết hợp đồng dự án, trong việc giám sát
thực hiện hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đặc
biệt việc quản lý chất lượng công trình và tổng giá trị đầu
tư, giá thu phí và thời gian thu phí phải thực hiện cơ chế
kiểm tra, giám sát, thanh quyết toán như công trình sử dụng vốn
ngân sách.
Rà
soát quy định về lập, phê duyệt và quản lý chi phí đầu tư xây
dựng, đặc biệt là định mức đơn giá và việc công bố chỉ số
giá thị trường.
Điều
chỉnh quy định về cơ cấu nguồn vốn đầu tư nhằm đa dạng nguồn
vốn và thành phần kinh tế tham gia đầu tư, đồng thời giảm tỉ
lệ vốn vay ngân hàng ở mức hợp lý. Về năng lực nhà đầu tư,
hình thức góp vốn cần quy định cụ thể, tránh tình trạng lựa
chọn nhà đầu tư chỉ dựa trên cơ sở vốn chủ sở hữu theo báo
cáo tài chính nhưng không có năng lực thực sự.
Rà
soát để bổ sung vào quy hoạch hệ thống giao thông toàn quốc
tiêu thức trạm thu phí giao thông, trên cơ sở ban hành tiêu chí
cụ thể hợp lý và đúng quy định; điều chỉnh vị trí những
trạm thu phí bất hợp lý, sửa đổi điều kiện khoảng cách các
trạm thu phí dưới mức tối thiểu (70 km) trong Thông tư
159/2013/TT-BTC, ban hành quy định về giá, phương pháp xác định
giá sử dụng kết cấu hạ tầng cụ thể cho từng lĩnh vực của
ngành GTVT trên cơ sở đề cập đầy đủ các yếu tố và đảm bảo
hài hòa lợi ích nhà đầu tư, người sử dụng hạ tầng và Nhà
nước; theo đó ban hành và điều chỉnh giá thu phi giao thông hợp
lý.
Việc
thu phí phải đảm bảo tuyệt đối minh bạch, trên cơ sở bổ sung
hoàn thiện quy trình chặt chẽ, có giám sát bằng công nghệ tiên
tiến và thực hiện bắt buộc công nghệ thu phí tự động.
Đối
với giá thu phí Dự án BOT Pháp Vân-Cầu Giẽ cần thực hiện
ngay việc điều chỉnh tương ứng với vốn đầu tư thực tế giai
đoạn 1.
Khắc
phục ngay tình trạng quá chậm trễ quyết toán công trình bằng
những giải pháp mạnh, cụ thể, trong đó gắn chặt với quyền thu
phí. Có cơ chế thực hiện việc thanh tra liên ngành phải gắn
với giám định khối lượng, chất lượng công trình nhằm xác định
rõ thực chất khối lượng, giá trị công trình, khắc phục tình
trạng nhiều cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhưng hiệu
lực, hiệu quả thấp.
Đối
với Bộ GTVT, Thanh tra Chính phủ kiến nghị trên cơ sở kết luận
thanh tra, chủ động điều chỉnh và khắc phục toàn bộ những
nội dung đã kết luận thuộc trách nhiệm của mình; phối hợp rà
soát toàn diện hồ sơ các dự án; các hợp đồng để bổ sung,
điều chỉnh đúng quy định.
Đối
với các nhà đầu tư, thực hiện nghiêm túc các quy định về đầu
tư xây dựng, những điều khoản hợp đồng dự án đã ký kết, đặc
biệt là việc lập, phê duyệt thiết kế, dự toán, quản lý chất
lượng trong xây dựng; khắc phục và thực hiện nghiêm túc những
nội dung kết luận và kiến nghị xử lý thanh tra./.
Theo chinhphu.vn