Thứ Bảy, 23/11/2024
Sức khỏe
Thứ Năm, 23/2/2017 20:26'(GMT+7)

Thêm một tỉnh xuất hiện cúm gia cầm

Nhân viên Thú y tiêm vắcxin khống chế dịch bệnh cúm gia cầm. Ảnh: TTXVN

Nhân viên Thú y tiêm vắcxin khống chế dịch bệnh cúm gia cầm. Ảnh: TTXVN

Theo đó, dịch Cúm A/H5N1 xuất hiện tại 1 hộ chăn nuôi gà 80 con tại ấp Tân Đông, xã Mỹ Phú Đông, huyện Thoại Sơn. Toàn bộ đàn gà đã được chính quyền và cơ quan chuyên môn thú y của địa phương tổ chức tiêu hủy.

Ngoài ra, cả nước đang có 6 ổ dịch cúm gia cầm tại 5 tỉnh chưa qua 21 ngày, cụ thể:  Bạc Liêu (Cúm A/H5N1) có 1 hộ nuôi gà (2.700 con) của xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long. Nam Định (Cúm A/H5N1) có 1 hộ nuôi vịt (894 con) của xã Trực Nội và 1 hộ nuôi gia cầm (500 con vịt và 40 con gà) của xã Trực Thuận, huyện Trực Ninh.

Sóc Trăng (Cúm A/H5N1) có 1 hộ nuôi gà (945 con) của xã Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú.  Đồng Nai (Cúm A/H5N1) có 1 hộ nuôi gà (5.000 con) xã Suối Trầu, huyện Long Thành. Quảng Ngãi (Cúm A/H5N6) có 1 hộ nuôi vịt (1.660 con) của xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ. 

Theo Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao. Các địa phương cần chủ động trong công tác phòng, chống Cúm gia cầm, tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm, giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời.

Đồng thời, Cục Thú y đã cử đoàn công tác đi kiểm tra công tác phòng chống bệnh Cúm gia gia cầm tại các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên và Hà Nội.

Bộ NN&PTNT cũng yêu cầu các địa phương khẩn trương triển khai tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng đợt 1 năm 2017. Tăng cường các biện pháp ngăn chặn vi rút cúm gia cầm A/ H7N9 và các chủng vi rút cúm khác xâm nhiễm vào Việt Nam.

Đề phòng đại dịch cúm H7N9 xâm nhập

Hiện nay, dịch cúm gia cầm A/H7N9 đang hoành hành tại Trung Quốc, tiềm năng gây ra đại dịch. Cúm H7N9 được phát hiện từ năm 2013, thường xuất hiện ở gà nhưng không gây ra các biểu hiện ở vật chủ. Đặc tính này đã khiến loại vi rút  khó bị phát hiện hơn so với các loại vi rút cúm khác. Tỉ lệ tử vong cao là 40%, bệnh trở nặng nhanh. Dễ lây truyền sang người hơn so với H5N1 và hiện chưa có vác xin chống cúm H7N9.

Số ca bệnh trên người ở Trung Quốc đã lên tới 1230 ca mắc, 428 người chết (kể từ tháng 02/2013).  Các tỉnh/thành phố phát hiện dịch cúm gồm: Bắc Kinh, Thượng Hải và thành phố Thiên Tân; An Huy, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quý Châu, Hà Bắc, Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tô, Giang Tây, Cát Lâm, Liêu Ninh, Thanh Hải, Sơn Đông, Tứ Xuyên, Đài Loan, Vân Nam và Chiết Giang tỉnh của Trung Quốc; Hong Kong; Macao SAR, Quảng Tây, Ninh Hạ Hui và Tân Cương Duy Ngô Nhĩ tự trị.

Hiện vi rút cúm gia cầm A/H7N9 chưa có ở Việt Nam nhưng nguy cơ xâm nhiễm vào trong nước thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là đối với các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh, thành phố khác có tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu.

Thực tế, trong thời gian qua, các cơ quan chức năng Việt Nam đã phát hiện và bắt giữ một số vụ buôn lậu gia cầm sống. Tối 17/2, lực lượng hải quan Lạng Sơn đã bắt giữ 1.700 con vịt, bàn giao cho cơ quan kiểm dịch tiêu hủy. Trước đó, tối 7/2 lực lượng quản lý thị trường Chi Lăng (Lạng Sơn) cùng các cơ quan chức năng đã phát hiện 6.500 con vịt giống được nhập lậu từ Trung Quốc.

(TTXVN)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất