Cụ thể, đầu tư cho y tế cơ sở, nâng
công suất sử dụng giường bệnh của bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh
hiện có công suất sử dụng bệnh thấp đạt 60% vào năm 2015 và 80% vào năm
2020. Trong đó, đầu tư xây mới, nâng cấp các bệnh viện thuộc Đề án, đến
năm 2015 tăng tối thiểu 7.150 giường bệnh. Tiếp tục cải tạo, mở rộng và
từng bước hiện đại hóa khoa khám bệnh của các bệnh viện, hiện có công
suất sử dụng giường bệnh quá cao ở tuyến trung ương và tuyến cuối của
hai TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Ưu tiên tăng thêm số giường bệnh ở
tuyến tỉnh cho năm chuyên khoa: Ung bướu, ngoại – chấn thương, tim mạch,
sản và nhi.
Ngoài ra, thành lập mạng lưới bệnh viện vệ tinh của
năm chuyên khoa: Ung bướu, ngoại – chấn thương, tim mạch, sản và nhi
theo hướng lấy một số bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tuyến cuối
của TP Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh làm bệnh viện hạt nhân; đồng thời phát
triển một số bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện làm bệnh viện vệ tinh của
các bệnh viện hạt nhân; phấn đấu mỗi chuyên khoa nêu trên có từ 15 bệnh
viện, khoa vệ tinh trở lên.
Bên cạnh đó, đề án đề ra giải pháp
thí điểm xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình lồng
ghép với các cơ sở y tế sẵn có để tăng cường năng lực quản lý, cung cấp
dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện, liên tục cho người dân; tiếp tục
củng cố và hoàn thiện mạng lưới trạm y tế xã; đẩy mạnh các hoạt động y
tế dự phòng…
Đặc biệt, đề án đề ra đến năm 2015 bảo đảm mỗi bác sĩ
khám bệnh không quá 50 người bệnh/ngày làm việc và đến năm 2020, mỗi
bác sĩ trung bình mỗi ngày chỉ khám 35 người bệnh/ngày làm việc./.
Theo Nhân Dân