Bởi vì, khi chuyển từ phương thức tự đầu tư sang đi thuê dịch vụ, trong năm đầu tiên, thay vì phải bỏ ra cả một khoản đầu tư lớn cho hệ thống CNTT, các tổ chức hoặc doanh nghiệp chỉ phải thanh toán dần cho nhà cung cấp dịch vụ trong nhiều năm. Nói cách khác, với một số tiền ít hơn, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sẽ có thể triển khai được nhiều hệ thống CNTT hơn, có thể tạo đà để thúc đẩy việc ứng dụng CNTT nhanh hơn.
Mặt khác, khi tự đầu tư hệ thống, các doanh nghiệp sẽ cần phải có một lượng lớn nhân sự CNTT để thiết kế, xây dựng, duy trì và vận hành hệ thống.Nhưng nếu thuê ngoài, công việc này hiển nhiên sẽ do nhà cung cấp đảm trách nên sẽ không cần cần duy trì bộ máy nhân sự CNTT cồng kềnh, mà vẫn có thể nhanh chóng tiếp cận được những dịch vụ CNTT chất lượng tốt nhất.
Nhưng vẫn dè dặt và còn nhiều bất cập
Lợi ích của việc phát triển dịch vụ thuê CNTT mang lại không hề nhỏ và được coi xu hướng tất yếu hiện nay và trong tương lai. Tuy nhiên, việc cho thuê dịch vụ CNTT ở Việt Nam vẫn còn có quy mô hạn chế ở một số mảng rất nhỏ và truyền thống như cho thuê máy chủ, đường truyền mạng…Các trung tâm dữ liệu theo tiêu chuẩn quốc tế cũng bắt đầu mọc lên.
Điển hình như GDS một công ty liên doanh giữa Tập đoàn VNPT, nhà cung cấp Viễn thông lớn nhất tại Việt Nam, và Tập đoàn Viễn thông khổng lồ NTT (Nhật Bản). GDS xây dựng và quản lý Trung tâm dữ liệu Thăng Long tại Hà Nội, cung cấp hơn 6000 m2 không gian trung tâm dữ liệu và dịch vụ thuê vị trí cho hàng trăm khách hàng. Trung tâm dữ liệu áp dụng đầy đủ tiêu chuẩn quốc tế đã được công nhận từ NTT Communications và sử dụng mạng lưới phong phú trong nước của tập đoàn VNPT.
Theo nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực này, khó khăn lớn nhất nằm ở nhận thức của bản thân “khách hàng”, của các cơ quan Nhà nước, của xã hội về việc thuê ngoài dịch vụ CNTT. Nhiều người vẫn đi theo lỗi tư duy “phải sở hữu, nhìn thấy, phải cầm, nắm mới an tâm”, trong khi việc thuê dịch vụ CNTT chỉ tập trung vào mục tiêu đáp ứng nhu cầu chính là cho phép người thuê sử dụng mà không sở hữu. Đặc biệt đối với các dịch vụ thuê theo mô hình “đám mây”, người dùng chỉ có thể truy cập vào sử dụng chứ không nhìn thấy máy móc, trang thiết bị cũng như không biết hệ thống mình sử dụng đặt ở đâu, vận hành thế nào. Điều đó cũng tạo ra tâm lý e ngại về vấn đề bảo mật đối với nhiều cơ quan Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp khi đi thuê dịch vụ CNTT.
Trong khi đó, ngay bản thân doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho thuê cũng có những khó khăn. Trước đây, đa số khách hàng chỉ cần xây dựng hệ thống là xong, không cần quản trị. Nhưng nay doanh nghiệp sẽ cần đến một đội ngũ nhân lực rất lớn để duy trì, vận hành dịch vụ. Hơn nữa, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ tiền để đầu tư cho một hệ thống lớn để cho thuê, cũng như để đảm bảo cho dịch vụ của mình vận hành trơn tru, suôn sẻ, không có sự cố. Các DN cũng cần trang bị đội ngũ nhân lực đủ năng lực để tư vấn cho khách hàng biết mô hình và cách thức nào tối ưu nhất.
Trung tâm dữ liệu đạt chuẩn quốc tế của GDS.
Tuy nhiên, với các dịch vụ như của GDS, khách hàng hoàn toàn yên tâm về vấn đề bảo mật, sự cố, hỗ trợ chuyên nghiệp 24/7. Ngoài việc cung cấp không gian đặt máy chủ trong Trung tâm Dữ liệu, GDS còn cung cấp các trang thiết bị, kết nối, máy chủ, lưu trữ và vận hành trọn gói (one stop-shop services), tạo nên một hạ tầng tiên tiến để phát triển dịch vụ “đám mây” (IaaS và SaaS).
Nhưng có lẽ điểm mấu chốt để kích thích thị trường cho thuê dịch vụ CNTT phát triển chính là ở cơ chế, hành lang pháp lý. Một thị trường mới có thể phát triển được hay không, và sự phát triển đó là lành mạnh hay yếu ớt, ổn định hay lệch lạc... phụ thuộc rất lớn vào bài toán cơ chế và chính sách quản lý từ phía Nhà nước. Do đó, việc Thủ tướng Chính phủ đã cho phép các cơ quan Nhà nước thuê dịch vụ CNTT, được coi là mang lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp CNTT nội triển khai các dịch vụ thuê IT.
Hiện nay, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội và Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh đã thí điểm mô hình thuê dịch vụ CNTT để thuê thiết bị, quản lý hệ thống văn bản điện tử hoặc quản lý trung tâm dữ liệu, hệ thống email…
Đây được coi là tín hiệu đáng mừng, cơ hội lớn để thị trường thuê ngoài dịch vụ CNTT Việt Nam có thể nở rộ.
Công ty Cổ phần Dịch vụ Số liệu Toàn cầu (GDS) là liên doanh giữa Công ty Thông tin NTT Nhật Bản (NTTCom) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). GDS được thành lập năm 2008, hiện đang vận hành và khai thác Trung tâm dữ liệu công nghệ tiên tiến hàng đầu Nhật Bản với tiêu chuẩn quốc tế Tier-3, TIA-942 và được cấp chứng nhận ISO27001 về an toàn an ninh thông tin. Trung tâm dữ liệu GDS cung cấp các dịch vụ IT đa dạng, tư vấn thiết kế cấu trúc mạng theo nhu cầu cụ thể của từng khách hàng, đáp ứng các yêu cầu về chất lượng dịch vụ của khách hàng và giúp khách hàng giảm thiểu chi phí đầu tư. GDS xây dựng quy trình tiêu chuẩn cho việc cung cấp dịch vụ được vận hành 24hx365 ngày bởi đội ngũ các kỹ sư có kinh nghiệm và chuyên nghiệp nhằm đem đến mức độ thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng.
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty Cổ phần Dịch vụ Số liệu Toàn cầu (GDS)
Trụ sở: P722, Tầng 7, Tòa nhà HITC, 239 đường Xuân Thủy, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội, Việt Nam.
Tel: (84-4) 3562 6996
Fax: (84-4) 3562 6998
Email: sales@gds.vn
Websiste: http://gds.vn/
|