Công chúng sẽ có dịp tìm hiểu về thể thức thi Đình thời phong kiến và trang phục cung đình thời Lê trong chương trình “Tết Việt” diễn ra từ nay tới hết ngày 24/2 tại Khu di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội.
Đến với không gian
“Tết Việt,” du khách có thể tìm hiểu về
phong tục đón Tết cổ truyền của người Việt giai đoạn cuối thế kỷ 19-đầu
thế kỷ 20 thông qua tranh khắc gỗ của Henri Oger và tư liệu ảnh của Bảo
tàng Albert Kahn (Cộng hòa Pháp).
Bên cạnh đó, công chúng (đặc biệt là giới trẻ) sẽ được trải nghiệm nhiều
hoạt động chuẩn bị đón Tết truyền thống (dựng cây nêu, gói bánh chưng,
bày mâm ngũ quả, làm cỗ Tết…) và tham gia các trò chơi dân gian thú vị
(kéo co, nhảy bao bố, chơi goòng, đi cầu tre…).
Khu vực di tích khảo cổ mới phát lộ ở phía Đông Điện Kính Thiên cũng sẽ được mở cửa phục vụ du khách trong dịp này.
“Các hoạt động trong chuỗi chương trình
Tết Việt gắn với việc
giáo dục di sản cho thế hệ trẻ, từ đó, góp phần bảo tồn và phát huy
những giá trị văn hóa truyền thống, tìm lại phong vị Tết cổ truyền và
lưu giữ những ký ức về Tết xưa trong tâm thức người dân Việt”, đại diện
ban tổ chức chia sẻ./.
Một số hoạt động trong chương trình “Tết Việt”:
- Các hoạt động trưng bày hiện vật, tranh dân gian, trang phục cung
đình, trò chơi dân gian diễn ra liên tục từ nay đến hết ngày 24/2.
- Tái hiện lễ dựng cây nêu, cúng ông Công, ông Táo: 14 giờ ngày 7/2, tức 22 tháng Chạp năm Đinh Dậu.
- Biểu diễn rối nước: từ ngày 18-20/2 (tức từ mùng Ba đến mùng Năm Tết
Mậu Tuất) với tuần suất là ba suất diễn/ngày (10 giờ, 14 giờ, 16 giờ).
|
(Vietnam+)