Chủ Nhật, 22/9/2024
Kinh tế
Thứ Ba, 9/9/2014 17:59'(GMT+7)

Vai trò của Khu vực Tư nhân và tổ chức Xã hội trong Tăng trưởng Hòa nhập của Việt Nam

Khu vực kinh tế tư nhân hiện nay đóng góp đến hơn 2/3 GDP

Khu vực kinh tế tư nhân hiện nay đóng góp đến hơn 2/3 GDP

Đánh giá cao vai trò của khối doanh nghiệp tư nhân, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, quá trình cải cách kinh tế của Việt Nam thực chất là quá trình khằng định vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam. Trước đây Doanh nhân và kinh tế tư nhân là đối tượng bị cải tạo, sau đó bị coi là con buôn không được xã hội coi trọng, song kể từ khi Việt Nam thực hiện quá trình đổi mới, vai trò của tư nhân đang được thiết lập lại. Từ năm 2000 khi có Luật Doanh nghiệp mới đã xác lập khuôn khổ pháp lý cho doanh nghiệp tư nhân. Khu vực tư nhân đang có vai trò ngày càng quan trọng trong phát triển kinh tế khi mà hiện đang có trên 600.000 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động, và mỗi năm có thêm 8.000 DN thành lập mới.Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp nhà nước đang bị thu hẹp từ con số 10.000 xuống còn 1.000 như hiện nay và tiếp tục giảm đi một nửa chỉ trong vòng 1,5 năm tới. Như vậy, xét về số lượng khu vực tư nhân đang chiếm áp đảo và có đóng góp to lớn trong nền kinh tế Việt Nam.


Không phải chỉ trên phương diện kinh tế mà tiếng nói của khu vực tư nhân cũng có giá trị hơn trước khi bên cạnh xếp hạng PCI - đo sự hài lòng của khu vực tư nhân, Thủ tướng cũng yêu cầu điều tra sự tín nhiệm của khu vực tư nhân đối với cơ quan Chính phủ. Có thể nói, PCI như tiếng nói tập thể của cộng đồng doanh nghiệp tư nhân. CPI là chỉ số đầu tiên cung cấp đánh giá của khối tư nhân về cách vận hành của Chính phủ. Trong 10 năm qua, PCI đã thay đổi vị thể, từ một chỉ số không được chính quyền địa phương ưa chuộng, nay đã trở thành một công cụ chuẩn đoán được coi trọng và được lãnh đạo chính quyền sử dụng rộng rãi nhằm xác định vấn đề và thực hiện các chiến lược cải thiện công tác điều hành kinh tế để thúc đẩy một môi trường kinh doanh thân thiện hơn. Đặc biệt, việc công bố chỉ số PCI hàng năm đã thúc đẩy một số lượng cải cách chưa từng có ở cấp địa phương, giúp tăng cường khả năng cạnh tranh toàn diện của Việt Nam trên nền kinh tế toàn cầu. Trong 9 năm qua đã chứng kiến xu hướng đi lên trong hoạt động của chính quyền cấp tỉnh về điều hành kinh tế. 51/63 tỉnh thành đã có những cải thiện tích cực trong thứ hạng của mình. Quyết định Việt Nam có phát triển, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình hay không tùy thuộc vào khu vực kinh tế tư nhân.

Bà Claire Pierangelo, Đại biểu lâm thời Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cho biết, các nỗ lực của chúng ta đã thúc đẩy Việt Nam tăng trưởng và cho đến nay kim ngạch thương mại đã đạt 30 tỷ USD và Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong khi đó, các doanh nghiệp của Mỹ cũng đang đầu tư vào Việt Nam lớn hơn bao giờ hết. Điều này góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia năng động nhất khu vực Đông Nam Á. Một trong những thành công lớn nhất là chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đã đánh giá hiệu quả điều hành kinh tế và đóng góp vào khả năng thu hút đầu tư của 63 tỉnhNam thành của Việt. Chỉ số này đã cho thấy sự đóng góp của khu vực tư nhân vào tăng trưởng chung.

Bên cạnh những thành công bước đầu, các chuyên gia USAID vẫn cho rằng, trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được thành quả đáng kể về tăng trưởng. Tuy nhiên, các vấn đề về quản trị nhà nước và khả năng cạnh tranh vẫn là những thách thức lớn cho quá trình phát triển và khả năng hội nhập hơn nữa vào thị trường quốc tế của Việt Nam. Do đó, USAID hỗ trợ Việt Nam tiếp tục chuyển đổi thành một đối tác có trách nhiệm và có sự tham gia nhiều hơn của mọi thành phần nhằm tăng trưởng bền vững và sâu rộng. Thông qua hợp tác trực tiếp với Chính phủ Việt Nam và các bên liên quan khác, bao gồm khối tư nhân, USAID hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thân thiện với môi trường, dựa trên nền tảng pháp quyền và hội nhập thị trường quốc tế. Những hỗ trợ này bao gồm hỗ trợ nâng cao trách nhiệm giải trình, tăng cường tính minh bạch và thúc đẩy sự tham gia của người dân trong các quá trình xây dựng chính sách và quản lý công, hỗ trợ xúc tiến các cơ hội kinh tế cho nhiều thành phần, đặc biệt cho nhóm dân cư ít có đại diện và bị thiệt thòi, đồng thời, thúc đẩy nâng cao vị thế của phụ nữ.

Chương trình này đóng vai trò xúc tác trong xây dựng năng lực nhằm cải thiện công tác hoạch định chính sách thông qua tăng cường tiếp cận thông tin, phục vụ việc ra quyết định dựa trên bằng chứng, thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn của người dân, tăng cường tính minh bạch và nâng cao hiệu quả của các cơ chế giám sát. Hỗ trợ liên quan đến Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là trọng tâm chính của chương trình này do sẽ có nhiều cơ hội thực hiện cải cách dự kiến có thể sẽ xuất hiện theo yêu cầu của TPP, một thỏa thuận thương mại tiêu chuẩn cao đang trong giai đoạn đàm phán.

Theo tin thần Chiến lược Hợp tác Phát triển Quốc gia của USAID tại Việt Nam giai đoạn 2014-2018, Chương trình Quản trị nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện phối hợp với khối nhà nước và tư nhân để cải thiện các lĩnh vực quản trị nhà nước thúc đẩy tăng trưởng sâu rộng hơn, trong đó, tập trung vào cải thiện môi trường thể chế, xây dựng các hệ thống để nâng cao trách nhiệm giải trình và tăng cường sự tham gia của mọi thành phần vào đời sống kinh tế, xã hội. Đồng thời hỗ trợ Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu đồng thời củng cố trách nhiệm giải trình trogn quản trị nhà nước./.

Duy Hưng

 

 

 

 


Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất