Thứ Bảy, 30/11/2024
Kinh tế
Thứ Năm, 21/6/2012 22:18'(GMT+7)

Việt Nam dự Diễn đàn kinh tế quốc tế St Peterburg

St. Petersburg, nơi diễn ra Diễn đàn kinh tế quốc tế. (Nguồn: RIA Novosti)

St. Petersburg, nơi diễn ra Diễn đàn kinh tế quốc tế. (Nguồn: RIA Novosti)

 

Đại sứ Việt Nam tại Nga Phạm Xuân Sơn cũng tham dự diễn đàn này.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố chính quyền Nga sẽ xây dựng một mô hình dân chủ và phát triển trên cơ sở đối thoại với tất cả lực lượng chính trị trong nước. Tổng thống Putin cho rằng nhà nước phải đối thoại công khai và đáp ứng nhu cầu xã hội, cùng nhau phát triển ổn định, xây dựng một Liên bang Nga hùng mạnh và phồn vinh. Dân chủ phải được định hướng vào đa số, nhưng lợi ích của thiểu số cũng cần phải được tính đến và bảo vệ.

Chính quyền Nga coi nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện chương trình cải cách trong nước nhằm phát triển nước Nga ổn định, xây dựng một nhà nước hữu hiệu để phục vụ con người và xã hội, xây dựng hệ thống bảo vệ pháp luật và tòa án được nhân dân tin cậy. Việc thực hiện chương trình này sẽ tạo ra những khả năng mới để nâng cao chất lượng sống của nhân dân Nga, giúp họ tự phát huy khả năng của mình, góp phần từ nay đến năm 2020 tạo ra 25 triệu việc làm mới, cải thiện hệ thống giáo dục và y tế cũng như góp phần giải quyết vấn đề nhà ở và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư.

Nga sẽ thành lập một hệ thống quy mô lớn nhằm dự báo và điều tiết nguy cơ với mục đích giảm thiểu những hậu quả của các biến động từ bên ngoài và ngăn chặn khủng hoảng xảy ra từ bên trong. Nga ủng hộ và khuyến khích đầu tư trực tiếp vào các dự án chiến lược. Tổng thống Putin nêu rõ đến năm 2020, Nga phải lọt vào nhóm 20 nước hàng đầu thế giới (Top-20) có môi trường kinh doanh thuận lợi. Ông Putin cũng cho rằng đến năm 2018, Nga phải đạt mức đầu tư chiếm 27% tổng thu nhập quốc nội (GDP) so với 20% hiện nay.

Đề cập hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu và những nguy cơ đối với nền kinh tế thế giới, Tổng thống Putin nhấn mạnh cần phải thực hiện những biện pháp kiên quyết, bởi vì những biện pháp nửa vời chỉ làm cho tình hình thêm trầm trọng. Cần cải cách Quỹ tiền tệ quốc tế và các tổ chức tài chính quốc tế khác, nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng tại khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Nhóm các nước có nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) phải gánh lấy trọng trách đi tiên phong trong việc phát triển ổn định nền kinh tế thế giới.

Trong ba ngày làm việc, các đại biểu tham dự Diễn đàn tập trung thảo luận những vấn đề cấp bách nhất của nền kinh tế thế giới và kiến nghị biện pháp khắc phục hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, bảo đảm an ninh năng lượng, tăng cường hợp tác quốc tế trong quá trình phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới cũng như triển vọng hiện đại hóa nền kinh tế Nga.

Khác với 15 lần họp trước, Diễn đàn lần thứ 16 không tổ chức riêng từng ngày các cuộc đối thoại - kinh doanh truyền thống về các chủ đề như Nga - Liên minh châu Âu (EU), Nga - Thế giới Arập và Nga - Ấn Độ, mà tiến hành song song ngay từ sáng 21/6. Đồng thời, từ sáng 21/6 cũng đã diễn ra các cuộc tọa đàm bàn tròn đề cập những chủ đề như Sự phát triển sau khủng hoảng, Vai trò của Nga trong nền kinh tế toàn cầu, Cuộc khủng hoảng Eurozone, Xây dựng một tương lai vững chắc..../.

(TTXVN)
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất