Chủ Nhật, 24/11/2024
Thời sự - Chính trị
Thứ Tư, 3/8/2022 14:14'(GMT+7)

Việt Nam khẳng định ủng hộ sử dụng hạt nhân vì mục đích hòa bình

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc tham dự Hội nghị kiểm điểm lần thứ 10 Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân. (Ảnh: TTXVN)

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc tham dự Hội nghị kiểm điểm lần thứ 10 Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân. (Ảnh: TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 2/8, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc đã tham gia buổi thảo luận do Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm chủ trì với chủ đề “Chống phổ biến năng lượng hạt nhân và biến đổi khí hậu,” sự kiện bên lề tuần lễ Thảo luận chung Hội nghị Kiểm điểm Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) lần thứ 10.

Tại đây, Việt Nam khẳng định ủng hộ sử dụng công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình.

Các nước và Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đều khẳng định tiềm năng của năng lượng hạt nhân.

Mỹ cho biết điện hạt nhân hiện chiếm khoảng 50% nguồn điện không phát thải carbon và gần 20% tổng sản lượng điện của cả nước Mỹ; bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ các nước chuyển giao công nghệ, đào tạo đội ngũ chuyên gia để vận hành nhà máy điện hạt nhân sử dụng công nghệ năng lượng sạch.

Đại biểu các nước Kenya và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã chia sẻ kinh nghiệm và các chính sách quốc gia trong việc phát triển nhà máy điện hạt nhân cũng như hợp tác với IAEA.

Phát biểu đại diện Việt Nam, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc tái khẳng định các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 26), đặc biệt là mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Thứ trưởng đánh giá cao những tiềm năng và lợi ích của điện hạt nhân mang lại, song cho rằng việc phát triển công nghệ này cần bảo đảm các tiêu chuẩn quốc tế về an ninh, an toàn hạt nhân và tuân thủ các quy định về thanh sát hạt nhân; đồng thời khẳng định Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các nghĩa vụ quốc gia của mình với IAEA và cam kết tiếp tục ủng hộ vai trò trung tâm của IAEA trong việc sử dụng công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình.

Cùng ngày, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc đã gặp và làm việc với Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc về chính sách Volker Turk và trưởng đoàn các nước Anh, Kyrgyzstan, Na Uy, Rumania, Slovenia và Australia trao đổi về các vấn đề song phương, cũng như thảo luận về tình hình quốc tế và khu vực, các ưu tiên thúc đẩy tại Hội nghị Kiểm điểm lần này và hợp tác tại diễn đàn đa phương, đặc biệt tại Liên hợp quốc.

Đại diện Việt Nam khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam trong việc thúc đẩy cân bằng 3 trụ cột của Hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân, cho rằng các quốc gia cần tiếp tục thúc đẩy quá trình loại bỏ hoàn toàn vũ khí và nhấn mạnh quyền của các quốc gia sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.

Thứ trưởng cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, là cơ sở quan trọng cho các hoạt động của cộng đồng quốc tế trong bối cảnh hiện nay.

Ông nhấn mạnh Việt Nam luôn sẵn sàng hợp tác, đối thoại cởi mở với các nước tại các diễn đàn quốc tế, đặc biệt là Liên hợp quốc, bày tỏ mong muốn các nước ủng hộ ứng cử của Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025./.

Theo TTXVN

Phản hồi

Các tin khác

Thủ tướng: Quốc tế đánh giá cao triển vọng phát triển của Việt Nam

Ngày 3/8, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 7. Phiên họp được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến giữa Trụ sở Chính phủ với Ủy ban Nhân dân 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Dự họp tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ có các Phó Thủ tướng: Phạm Bình Minh, Lê Minh Khái, Vũ Đức Đam, Lê Văn Thành; các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quang ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Tại đầu cầu 63 tỉnh, thành phố có Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố. Tại phiên họp, trong buổi sáng, Chính phủ nghe, thảo luận phân tích nguyên nhân khách quan, chủ quan của thành tựu, đặc biệt là khó khăn, hạn chế; rút ra bài học kinh nghiệm về tình hình kinh tế-xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2022; tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ; tình hình triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; tình hình công tác phòng, chống dịch COVID-19. Bên cạnh đó đề ra nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các nhiệm vụ cho tháng 8 và thời gian tiếp theo. Ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong bối cảnh, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là xung đột Nga-Ukraine; lạm phát nhiều nước tăng; rủi ro bất ổn tài chính, tiền tệ; nguy cơ suy thoái tại một số nền kinh tế... tác động mạnh đến nước ta với quy mô kinh tế còn nhỏ, sức chống chịu trước những cú sốc chưa cao. Tuy nhiên, với việc triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp, tập trung giải quyết hiệu quả các vấn đề quan trọng và xử lý các vấn đề phát sinh, kinh tế-xã hội trong nước tiếp tục khởi sắc, đạt kết quả tích cực trên các ngành, lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo; thị trường tiền tệ cơ bản ổn định, tín dụng tăng 9,42%; lãi suất, tỷ giá duy trì hợp lý. [Báo Đức: Kinh tế Việt Nam phát triển trên nền tảng vững chắc] Chỉ số CPI tháng 7 tăng 0,4% so tháng trước, tăng 3,14% so cùng kỳ, bình quân 7 tháng tăng 2,54%. Thu ngân sách Nhà nước 7 tháng ước đạt 77,5% dự toán, tăng 18,1%. Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi, chỉ số IIP tháng 7 tăng 1,6% so tháng trước, tăng 11,2% so cùng kỳ và 7 tháng tăng 8,8%; 61/63 tỉnh, thành phố có chỉ số công nghiệp 7 tháng tăng. Xuất nhập khẩu tháng 7 tăng 6,1%, 7 tháng tăng 14,8%; 7 tháng xuất khẩu 216,35 tỷ USD (tăng 16,1%), nhập khẩu 215,59 tỷ USD (tăng 13,6%), xuất siêu 764 triệu USD. Thương mại, dịch vụ phục hồi mạnh mẽ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tháng 7 đạt 486 nghìn tỷ đồng, tăng 42,6% so cùng kỳ; 7 tháng đạt 3.205 nghìn tỷ đồng, tăng 16% (gấp 1,5 lần cùng kỳ các năm 2018-2019). Khách quốc tế tháng 7 đạt 352,6 nghìn lượt người, tăng 49% so tháng trước; 7 tháng gấp 10 lần cùng kỳ năm 2021. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng 7 là 13,2 nghìn doanh nghiệp, 7 tháng là 89,4 nghìn doanh nghiệp (tăng 17,9% so cùng kỳ). Giải ngân vốn ngân sách Nhà nước tháng 7 đạt 46,2 nghìn tỷ đồng, tăng 22,5% so cùng kỳ. An sinh xã hội được bảo đảm. Quốc phòng an ninh được giữ vững; trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Đáng chú ý, nhiều vấn đề tồn đọng kéo dài được chỉ đạo giải quyết như phương án xử lý đối với 2 ngân hàng kiểm soát đặc biệt; nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, Long Phú 1; các dự án thuộc Trung tâm Điện lực Ô Môn; dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2; Hồ Thủy lợi Bản Mồng... Dịch COVID-19 có xu hướng tăng trở lại Về dịch COVID-19, Bộ Y tế cho biết 7 tháng đầu năm 2022, cả nước ghi nhận hơn 9 triệu ca mắc, hơn 8,5 triệu người khỏi bệnh, gần 11 nghìn ca tử vong, chiếm 0,1%. Thu tuong: Quoc te danh gia cao trien vong phat trien cua Viet Nam hinh anh 2 Thủ tướng Phạm Minh Chính điều hành phiên họp. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN) Riêng trong tháng 7, cả nước ghi nhận hơn 33.000 ca mắc, 6 ca tử vong; số mắc mới trung bình 1.000 ca mắc mỗi ngày. So với tháng trước, số mắc tăng 22,4%, tử vong giảm 2 ca, tỷ lệ chết/mắc là 0,02%, thấp hơn nhiều so với trung bình thế giới là xấp xỉ 1,2%. Đối với việc tiêm vaccine, tính đến hết ngày 31/7, Việt Nam đã triển khai tiêm được hơn 246 triệu liều vaccine phòng COVID-19 và là một trong số những quốc gia có số liều vaccine sử dụng và tỷ lệ bao phủ vaccine cao trên thế giới được WHO ghi nhận. Đáng chú ý, tiến độ tiêm chủng có xu hướng tăng trở lại trong thời gian gần đây. Trong nửa cuối tháng 7/2022, cả nước triển khai tiêm được hơn 7,7 triệu liều vaccine, tăng 34% so với nửa đầu tháng 7/2022. Không ít khó khăn, hạn chế Tại phiên họp, các đại biểu cũng nêu một số khó khăn, thách thức cần khắc phục như: tình hình thế giới dự báo tiềm ẩn nhiều biến động, rủi ro và khiến ổn định kinh tế vĩ mô trong nước gặp nhiều thách thức, đặc biệt áp lực lạm phát gia tăng; việc triển khai các chương trình quốc gia, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng văn bản hướng dẫn và giải ngân vốn một số chính sách trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội còn chậm. Thu tuong: Quoc te danh gia cao trien vong phat trien cua Viet Nam hinh anh 3 Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan báo cáo công tác phòng, chống dịch COVID-19. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN) Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn. Đáng chú ý, hiện có 41/51 bộ, cơ quan trung ương và 18/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới mức trung bình cả nước; 17 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân dưới 10% kế hoạch. Bên cạnh đó, số ca mắc COVID-19 tăng do sự xuất hiện của biến chủng mới. Công tác tiêm vaccine phòng COVID-19 tại một số địa phương chưa đạt mục tiêu đề ra. Tình trạng thiếu thuốc điều trị, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế ở một số bệnh viện, địa phương chưa được xử lý dứt điểm... Quốc tế đánh giá cao triển vọng phát triển của Việt Nam Phát biểu kết luận nội dung họp buổi sáng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, trong tháng 7, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo các Nghị quyết, Kết luận, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ; đồng thời, bám sát tình hình thực tiễn, biến động nhanh trên thế giới, có giải pháp linh hoạt, phù hợp, sáng tạo, hiệu quả, sát tình hình, có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng. Thu tuong: Quoc te danh gia cao trien vong phat trien cua Viet Nam hinh anh 4 Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực biến động phức tạp, khó lường và tác động lớn đến kinh tế-xã hội trong nước, kết quả đạt được trong tháng 7 và 7 tháng rất đáng mừng; nhiều chỉ số kinh tế-xã hội rất tích cực, nhiều ngành kinh tế phục hồi và phát triển mạnh. Nhìn chung, kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm, lạm phát được kiểm soát, tạo niềm tin và nền tảng quan trọng để tiếp tục phục hồi nhanh, phát triển bền vững kinh tế-xã hội. Theo Thủ tướng, nhiều tổ chức, chuyên gia quốc tế uy tín đã đánh giá cao kết quả đạt được và triển vọng phát triển của Việt Nam. Theo đó, ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP Việt Nam tăng 10,8% trong quý 3 và 3,9% trong quý 4, cả năm đạt 6,7%; Quỹ VinaCapital dự báo GDP quý 3 tăng 10%, cả năm 2022 tăng 7,5% so với cùng kỳ; HSBC nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2022 lên 6,9%, thay mức 6,6% trước đây; ADB vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng của Việt Nam ở mức 6,5% trong năm nay và 6,7% trong năm sau. Thủ tướng Chính phủ khẳng định những kết quả đạt được là do sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cùng các quyết sách quan trọng của Nhà nước, trong đó có các Nghị quyết của Quốc hội; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, mạnh mẽ, có trọng tâm, trọng điểm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị cùng cộng đồng doanh nghiệp, sự đồng lòng, ủng hộ của Nhân dân cả nước và sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế. Thực hiện đồng thời nhiệm vụ thường xuyên, tồn động và phát sinh Về nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, trên cơ sở ý kiến thảo luận của lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương và phân tích, nhận định tình hình, nhất là về những khó khăn, hạn chế, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cấp, các ngành phải vừa tập trung triển khai các nhiệm vụ, kế hoạch đã đề ra, vừa nỗ lực khắc phục những hạn chế, bất cập, giải quyết các vấn đề tồn đọng kéo dài, vừa xử lý các vấn đề mới, phát sinh. Trong đó, thực hiện: 4 ổn định, 3 tăng cường, 2 đẩy mạnh, 1 tiết giảm và 1 không. Theo đó, bốn ổn định gồm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo các cân đối lớn; ổn định các loại thị trường; ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; ổn định đời sống vật chất, tinh thần nhân dân. Ba tăng cường gồm tăng cường nắm tình hình; tăng cường y tế dự phòng, y tế cơ sở, tiêm vaccine; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nhất là trong hệ thống hành chính. Hai đẩy mạnh gồm: đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, tạo công ăn, việc làm, đi đôi với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư, nhất là đầu tư công và công tác quy hoạch. Một tiết giảm là tiết giảm chi tiêu đối với những khoản không cần thiết. Một kiên quyết không là không điều hành giật cục. Về các nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng yêu cầu tập trung công tác xây dựng hoàn thiện thể chế, bảo đảm chất lượng, tiến độ các đề án trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội; tập trung triển khai, thể chế hóa, cụ thể hóa các nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội. Bên cạnh đó, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện tốt chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; đổi mới cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế; chú trọng phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường, hài hòa với phát triển kinh tế; tăng cường quốc phòng an ninh; đẩy mạnh công tác đối ngoại, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại của Đảng; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; tăng cường công tác thông tin truyền thông, tạo động lực, niềm tin, cảm hứng cho nhân dân; vô hiệu hóa các thông tin xuyên tạc, độc hại... “Trong bối cảnh tình hình mới, nhiệm vụ đặt ra thời gian tới là hết sức nặng nề. Chúng ta cần phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, vai trò gương mẫu của người đứng đầu; bám sát thực tiễn, xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, khả thi, hiệu quả...,” Thủ tướng yêu cầu. Buổi chiều, Chính phủ tiếp tục tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công và tình hình triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia. TTXVN tiếp tục cập nhật thông tin về phiên họp./. Phạm Tiếp (TTXVN

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất