Thứ Hai, 30/9/2024
Khoa học, công nghệ
Thứ Năm, 9/4/2009 17:7'(GMT+7)

Việt Nam sẽ có Trung tâm nghiên cứu công nghệ vũ trụ hàng đầu Đông Nam Á

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho ý kiến về Trung tâm Công nghệ vũ trụ Hòa Lạc.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho ý kiến về Trung tâm Công nghệ vũ trụ Hòa Lạc.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định nghiên cứu vũ trụ để phục vụ hiệu quả cuộc sống là cần thiết, đây là khâu đột phá mang tính chiến lược của Việt Nam và đây là thời cơ để KHCN nước nhà phát triển. Trung tâm này sẽ có tính chất hạt nhân tiêu biểu để phát triển công nghiệp nghiên cứu vũ trụ Việt Nam, là tiền đề hợp tác phát triển về nghiên cứu vũ trụ với các nước. Phó Thủ tướng yêu cầu các đơn vị liên quan, đặc biệt là Viện khoa học và công nghệ Việt Nam cần nhanh chóng trình dự án này để sớm tiếp cận nguồn vốn ODA. Phó Thủ tướng lưu ý, trước 15/5 Viện khoa học và công nghệ và các Bộ, ngành phải làm rõ quỹ đạo phóng của vệ tinh và những vấn đề liên quan khác của dự án.

Dự án “Khu nghiên cứu - triển khai Công nghệ vũ trụ Hoà Lạc” nhằm phát triển CNVT thành một ngành công nghệ cao phục vụ kinh tế - xã hội, theo kịp với trình độ phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới. Tổng giá trị đầu tư là 350 triệu USD, được xây dựng trên diện tích 9ha tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam đào tạo khoảng 350 nhân viên kỹ thuật tại Nhật Bản để làm chủ công nghệ vũ trụ.

Tiến sĩ Phạm Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ vũ trụ kiêm Trưởng Ban quản lý dự án Trung tâm Vũ trụ Hòa Lạc cho biết: Sau khi hoàn thành dự án, Việt Nam sẽ có một trung tâm nghiên cứu và triển khai CNVT hiện đại hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Nhờ đó, Việt Nam sẽ là một trong những nước có khả năng tự thiết kế và chế tạo vệ tinh nhỏ quan sát trái đất có độ phân giải cao sử dụng công nghệ quang học/ rađa tiên tiến.

Theo thiết kế, khi dự án này được hoàn thành và đi vào khai thác, Trung tâm Vũ trụ Hòa Lạc sẽ đạt được những hiệu quả cụ thể sau:

­ Làm chủ công nghệ, tự chế tạo vệ tinh nhỏ (dưới 500 kg) và phóng thành công vệ tinh quan sát Trái đất độ phân giải cao có khả năng chụp ảnh toàn lãnh thổ Việt Nam trong mọi điều kiện thời tiết bằng công nghệ rađa và quang học. Việt Nam sẽ là một trong những nước đầu tiên của khu vực Đông Nam Á có khả năng tự chế tạo vệ tinh nhỏ.

­ Xây dựng và xử lý các dữ liệu viễn thám từ các vệ tinh quan sát trái đất phục vụ các nhiệm vụ cụ thể sau:

+ Giám sát và cảnh báo sớm thiên tai (bão, lũ,...), thảm họa môi trường (cháy rừng, lũ lụt, trượt lở đất, tràn dầu,...). Theo tính tóan, ước tính sẽ giảm thiểu 10% từ thiệt hại như hiện nay.

+ Dự báo sản lượng nông nghiệp và nguồn lợi hải sản bằng CNVT nhằm phục vụ cho hoạch định chiến lược phát triển bền vững trong nông nghiệp và đánh bắt thủy-hải sản;

+ Cập nhật hệ thống bản đồ điện tử cho quản lý và qui hoạch đất đai;

+ Xây dựng các hệ thống dẫn đường và đào tạo từ xa;

+ Nghiên cứu và phòng chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Xây dựng được một trung tâm vũ trụ hoàn chỉnh với nguồn nhân lực có khả năng làm chủ công nghệ và khoa học vũ trụ cần thiết cho phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng ở Việt Nam./.

(Theo: Cổng TTĐTCP)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất