Thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, sự chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ
Quốc phòng, Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 2 chỉ đạo các đơn vị
phối kết hợp tốt với đơn vị và chính quyền các tỉnh biên giới của nước
bạn, tổ chức các hội nghị về xây dựng đường biên hai nước theo quan điểm
“bốn tốt”; cùng giữ vững an ninh chính trị, trật tự tuyến biên giới,
tạo điều kiện cho hai nước phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc
phòng.
Để hoàn chỉnh thế bố trí chiến lược mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ngày 21/6/1978 Quân khu 2 được thành lập theo Sắc lệnh số 62/LCT của Chủ tịch nước. Theo đó, địa bàn Quân khu 2 gồm năm tỉnh (ngày nay là chín tỉnh: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu), với diện tích 65.157 km2; có đường biên giới chung với Trung Quốc dài 765,5km và Cộng hòa DCND Lào là 610km: Đây là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng trên hướng bắc và tây bắc của Tổ quốc.
Ngay sau khi được thành lập, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu đã kế tục
nhiệm vụ của Quân khu Việt Bắc, khẩn trương, chủ động triển khai nhiệm
vụ trước mắt và lâu dài; vừa xây dựng vừa sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) bảo
vệ Tổ quốc. Quân khu tập trung chỉ đạo, thực hiện một số nhiệm vụ cấp
bách như: Phối hợp các Tỉnh ủy ra nghị quyết lãnh đạo, đẩy mạnh công tác
giáo dục chính trị tư tưởng cho nhân dân và lực lượng vũ trang (LLVT)
chuẩn bị mọi mặt đối phó với âm mưu, thủ đoạn của đối phương trên tuyến
biên giới phía bắc. Tập trung mọi nỗ lực để củng cố và xây dựng thế trận
phòng thủ; khẩn trương rà soát lại quyết tâm tác chiến phòng thủ từ cấp
cơ sở đến Quân khu. Củng cố kiện toàn ổn định tổ chức, biên chế, tăng
cường công tác huấn luyện chiến đấu bổ sung cho các lực lượng, nắm chắc
hoạt động của đối phương trên khu vực biên giới; đồng thời xây dựng,
phát triển lực lượng ba thứ quân cả bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương,
tự vệ và dân quân du kích, đáp ứng yêu cầu cuộc chiến đấu mới.
Ngày 17/2/1979, quân và dân ta bước vào cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới
phía bắc, trên địa bàn Quân khu 2, đối phương huy động rất lớn về lực
lượng và phương tiện, vũ khí, trang bị tiến công vào các tỉnh: Lai Châu
(nay là Điện Biên và Lai Châu), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai, Yên Bái) và Hà
Tuyên (Hà Giang và Tuyên Quang ngày nay). Ngay khi bước vào cuộc chiến
đấu, LLVT Quân khu đã kiên cường tổ chức trận địa phòng ngự, chống lại
nhiều đợt tiến công của đối phương, trong đó có nhiều trận đánh quyết
liệt, thể hiện tinh thần và ý chí quyết chiến, quyết thắng trong chiến
đấu giành giật từng điểm cao với đối phương. Để góp phần vào thắng lợi
của LLVT, nhân dân các tỉnh hăng hái giúp bộ đội tiếp tế vũ khí, đạn,
trang bị và lương thực, thực phẩm, vận chuyển thương binh, tử sĩ... Từ
cuối tháng 3/1979, chấp hành chỉ thị, mệnh lệnh của Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc
phòng, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu, cùng
cấp ủy, chính quyền các tỉnh, cán bộ, chiến sĩ LLVT Quân khu và đồng
bào các dân tộc trên địa bàn từng bước khắc phục, vượt qua khó khăn,
từng bước làm thất bại các thủ đoạn phá hoại của đối phương; triển khai
thế trận chiến tranh nhân dân phòng thủ bảo vệ Tổ quốc ngày càng vững
chắc.
Qua 10 năm chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc của Tổ quốc, nhất là cuộc
chiến căng thẳng, quyết liệt, tập trung ở Vị Xuyên - Hà Giang, LLVT
Quân khu đã cùng với đồng bào các dân tộc trên địa bàn quyết tâm cao,
dũng cảm chiến đấu hy sinh, vượt qua mọi khó khăn thử thách, anh dũng,
kiên cường trong chiến đấu và giành thắng lợi, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền
biên giới, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
Sau cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới của Tổ quốc, LLVT Quân khu tập trung
phối hợp cùng cấp ủy, chính quyền địa phương, củng cố thế trận chiến
tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, xây dựng tỉnh thành khu vực phòng thủ
vững chắc theo tinh thần Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị. Xây dựng các
đơn vị bộ đội địa phương, dân quân tự vệ; phối hợp chặt chẽ bộ đội biên
phòng, tổ chức nhân dân địa phương đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm an ninh
chính trị; đồng thời giúp đỡ nhân dân khôi phục sản xuất, khắc phục hậu
quả chiến tranh; phối hợp thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội
đối với thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ, người có công; dò gỡ
mìn, vật liệu nổ để trả lại mầu xanh cho hàng nghìn héc-ta đất đai, tổ
chức tìm và quy tập hàng nghìn hài cốt liệt sĩ...
Từ năm 1991 đến nay, quan hệ ngoại giao Việt Nam và Trung Quốc chính
thức được bình thường hóa. Thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, sự
chỉ đạo của Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc phòng, Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh
Quân khu chỉ đạo các đơn vị phối kết hợp tốt với đơn vị và chính quyền
các tỉnh biên giới của nước bạn, tổ chức các hội nghị về xây dựng đường
biên hai nước theo quan điểm “bốn tốt”; cùng giữ vững an ninh chính trị,
trật tự tuyến biên giới, tạo điều kiện cho hai nước phát triển kinh tế -
xã hội, an ninh, quốc phòng.
Trong giai đoạn mới, trước yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp
bảo vệ Tổ quốc, LLVT Quân khu 2 tiếp tục phát huy truyền thống “Quyết
chiến, quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng và những bài
học kinh nghiệm quý báu từ Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc của
Tổ quốc, tập trung xây dựng LLVT ba thứ quân vững mạnh, thật sự là lực
lượng chính trị, lực lượng chiến đấu tin cậy, trung thành của cấp ủy,
chính quyền, nhân dân trên địa bàn. Tiếp tục thực hiện đột phá về công
tác tổ chức lực lượng, huấn luyện, xây dựng chính quy và chấp hành kỷ
luật, xây dựng LLVT Quân khu “tinh, gọn, mạnh, cân đối, đồng bộ”. Trong
đó, đẩy mạnh xây dựng lực lượng thường trực theo hướng “cách mạng, chính
quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”; xây dựng lực lượng dự bị động viên
hùng hậu, lực lượng dân quân tự vệ “vững mạnh, rộng khắp”, phù hợp với
đặc điểm địa bàn. Các đơn vị tiếp tục coi trọng làm tốt công tác giáo
dục chính trị tư tưởng, bảo vệ chính trị nội bộ, kiên quyết không để xảy
ra “tự diễn biến, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đồng
thời, đẩy mạnh đổi mới, nâng cao chất lượng huấn luyện chiến đấu, bảo
đảm cho LLVT Quân khu có chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu cao,
sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống.
Cùng với đó, Quân khu tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tiếp tục phối
hợp các địa phương và lực lượng liên quan, tăng cường công tác nghiên
cứu, dự báo tình hình, nhất là trước những vấn đề nhạy cảm liên quan
trực tiếp đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, duy trì nghiêm chế độ
trực sẵn sàng chiến đấu ở tất cả các cấp; chủ động phối hợp xử lý kịp
thời các tình huống theo đúng chức năng của từng lực lượng, không để bị
động, bất ngờ. Đổi mới phương pháp, nâng cao trình độ, năng lực, hiệu
quả làm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền về công tác quân sự, quốc phòng
địa phương. Tiếp tục tham mưu cho các địa phương tăng cường công tác
quản lý nhà nước về quốc phòng; kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã
hội với quốc phòng, an ninh, đối ngoại; đẩy mạnh xây dựng khu vực phòng
thủ theo quy hoạch, lộ trình đã xác định, nhất là trên địa bàn trọng
điểm, biên giới... Bám sát quan điểm, đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà
nước, thực hiện tốt công tác đối ngoại quốc phòng, đóng góp tích cực vào
củng cố, tăng cường mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác với các địa
phương bên kia biên giới nước bạn Lào, Trung Quốc, xây dựng biên giới
hòa bình, hữu nghị, ổn định, phát triển, tạo hành lang bảo vệ vững chắc
các khu vực phòng thủ, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa... Đồng thời, LLVT
Quân khu tiếp tục phát huy vai trò xung kích, nòng cốt, đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, vận động quần chúng, tham gia xây dựng cơ sở chính
trị, giúp dân xóa đói, giảm nghèo, khắc phục hậu quả thiên tai,... thiết
thực xây dựng mối quan hệ đoàn kết, gắn bó quân - dân, xây dựng “thế
trận lòng dân” vững chắc hơn nữa, tạo động lực, sức mạnh tổng hợp để
LLVT Quân khu cùng cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc vùng Tây
Bắc thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược trong giai đoạn mới./.
Thiếu tướng Trần Ngọc Tuấn
Phó Chính ủy Quân khu 2
(Nguồn: nhandan.com.vn)