Đại diện YouTube cho biết, phía YouTube đã có chính sách rõ ràng đối với yêu cầu gỡ bỏ nội dung từ các chính phủ trên thế giới. Vì thế, chỉ cần chính phủ các nước thông báo cho YouTube thông qua qui trình chính thức, nội dung mà chính phủ đó cho là bất hợp pháp.
Khi thích hợp, YouTube sẽ
hạn chế truy cập nội dung đó sau khi đã xem xét kỹ lưỡng. Tất cả những
yêu cầu này từ chính phủ đều được lưu và đưa vào Báo cáo Minh bạch của phía YouTube.
Mặc dù YouTube không bình luận về từng video cụ thể, nhưng đại diện YouTube cho biết
vẫn tiếp tục làm việc cùng Chính phủ Việt Nam và luôn sẵn lòng tiếp
nhận bất cứ câu hỏi hay vấn đề mà Chính phủ Việt Nam quan ngại.
Cũng
trong chiều ngày 16/3, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông (TTTT)
Trương Minh Tuấn đã có buổi làm việc với các doanh nghiệp, thương hiệu
lớn đang có sản phẩm, dịch vụ quảng cáo trên mạng và công ty kinh doanh
dịch vụ quảng cáo.
Nhiều câu hỏi được đặt ra, liệu các
đơn vị quảng cáo có được lựa chọn các nội dung mà họ muốn đặt quảng cáo
không? Các đơn vị quảng cáo có tự quyết định đặt các video quảng cáo
của mình trên các nội dung nhạy cảm không?
Trả lời thông tin này, đại diện phía YouTube cho biết, nhiều
nhà quảng cáo không lựa chọn kênh và các video cụ thể để hiển thị quảng
cáo mà áp dụng các tùy chọn về tuổi và địa điểm của nhóm đối tượng
khách hàng mà họ muốn nhắm đến. Đây là một giải pháp thường thấy trong
các các chiến dịch quảng cáo hiển thị được triển khai trên quy mô lớn
Ngoài
ra, ông Jeff Paine - Giám đốc Điều hành AIC - Liên Minh Internet châu Á
cũng có một số phát biểu liên quan đến nền tảng internet mở. Ông cho rằng, nền kinh tế Việt Nam được hưởng lợi rất nhiều từ Internet,
từ việc tháo dỡ nhiều rào cản cho các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ đến
việc giúp sản phẩm và dịch vụ của Việt Nam tiếp cận thị trường thế giới.
Hải Yên (TTXVN)