Thứ Ba, 1/10/2024
Cuộc sống số
Thứ Tư, 14/10/2009 16:8'(GMT+7)

10 tuyển sinh viên Việt tham dự chung kết ACM/ICPC 2009 toàn cầu

Toàn cảnh ACM 2009 tại Nha Trang.

Toàn cảnh ACM 2009 tại Nha Trang.

“Sân chơi” công nghệ lớn nhất và sôi động nhất

Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam là sự kiện do Bộ Giáo dục & Đào tạo, Hội Tin học Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam đồng tổ chức. Năm nay, Trường Đại học Nha Trang đăng cai đã tạo mọi điều kiện tổ chức Olympic và ACM/ICPC tốt nhất.

Theo ông Nguyễn Long - Tổng thư ký Hội Tin học Việt Nam, tính tới thời điểm này, Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam đã qua hơn 18 năm liên tục với các cuộc thi sôi động diễn ra tại các trường đại học và cao đẳng trên khắp các tỉnh và thành phố, là một phong trào thiết thực với sinh viên, một trong những nguồn phát hiện và phát huy tài năng trí tuệ của lớp trẻ Việt Nam bổ xung nguồn lực CNTT-TT cho đất nước.

OLYMPIC Tin học sinh viên đã khẳng định phong trào học tập và giảng dạy CNTT-TT trong các trường đại học, cao đẳng ngày càng cần thiết, phong phú và thiết thực. Tuy là cuộc thi mang tính chuyên môn cao nhưng đã lôi cuốn được các trường, khoa không đào tạo chuyên ngành CNTT và sinh viên khối cao đẳng cùng tham gia trong một sân chơi kỹ năng, trí tuệ chung của Việt Nam.

Cùng với OLYMPIC Tin học sinh viên, kỳ thi ACM/ICPC Việt Nam đã 4 lần trực tiếp tổ chức lần lượt tại Hà Nội (2006), Đà Nẵng (2007), Tp Hồ Chí Minh (2008) và Nha Trang (2009). Cũng đã 4 năm Việt Nam liên tục có mặt tại vòng Chung kết ACM/ICPC toàn cầu. Là kỳ thi trí tuệ - kỹ năng, đòi hỏi phong cách làm việc tập thể, tính hoàn thiện, từ đây các điểm còn yếu của sinh viên Việt Nam đã không ngừng được trau dồi và nâng cao.   

Cơ hội để sinh viên CNTT Việt Nam thể hiện

Trong khuôn khổ OLYMPIC’09, buổi toạ đàm với chủ đề “Olympic - ACM/ICPC và vị trí của sinh viên CNTT Việt Nam trong các kỳ thi kỹ năng và sáng tạo trong nước và quốc tế” đã thu hút gần 150 lãnh đạo, giảng viên các trường đại học và cao đẳng và các chuyên gia trong đó có nhiều thầy, cô đã nhiều lần đưa đội tuyển thi Tin học Quốc tế của Việt Nam đến với đỉnh vinh quang.

Toạ đàm đã đưa ra con số, từ các kỳ thi - giải thưởng này hàng trăm sinh viên CNTT ưu tú đã trưởng thành phục vụ đất nước và làm việc tại các trung tâm, doanh nghiệp nổi tiếng toàn cầu. Đã có nhiều bạn trẻ trở về Việt Nam ở tuổi 30 đã là trưởng, phó khoa CNTT.

Nhiều bạn từ giải Siêu CUP, tham dự chung kết ACM/ICPC và các kỳ thi khác đang làm tiến sỹ ở tuổi ngoài 20 và tất cả đều tự hào và sẵn lòng tham gia phong trào chung vì tuổi trẻ sinh viên CNTT.  

Ông Nguyễn Long cho biết, tại toạ đàm các đại biểu tham dự đều nhất trí cho rằng: với gần 200 trường có đào tạo CNTT nhất thiết đưa nội dung thi Olympic cho sinh viên thành bắt buộc, trước hết cho các trường có đào tạo CNTT và khuyến khích các trường khác cùng tham gia.

Những kiến nghị

Qua các kỳ OLYMPIC, một bức tranh khá rõ nét về hiện trạng đào tạo CNTT đã được khắc hoạ, đánh giá phần nào khả năng đáp ứng sự nghiệp đào tạo nguồn lực CNTT. Từ đây, qua đánh giá kỹ năng - năng lực sinh viên, các trường đào tạo cũng rõ hơn về hiện trạng trong bảng xếp hạng thứ bậc tranh tài.

Theo quan điểm của Hội Tin học, Nhà nước, Bộ GD-ĐT cần phải quan tâm cụ thể đến hoạt động thiết thực này: không tháo khoán, tạo môi trường để các trường tham gia như trách nhiệm với sự nghiệp đào tạo chuyên ngành CNTT; nhà nước cần hỗ trợ kinh phí cụ thể từ nguồn ngân sách.

Cần phải thể chế rõ ràng quyền lợi chính thức cho sinh viên tham gia các kì Olympic Tin học và đạt giải, các trường cần chủ động và tạo điều kiện tốt nhất kể cả kinh phí  để đưa các sinh viên tài năng tham dự các hoạt động phong phú của Olympic.

Cùng với đó, Ban Tổ chức, Hội đồng giám khảo và các thày cô cũng phải tích cực, chủ động và sáng tạo góp phần đổi mới hoạt động Olympic ngày càng thiết thực và  hội nhập các chuẩn quốc tế. Phong trào Olympic phải sâu rộng hơn, trước mắt trong các năm tới sẽ tổ chức kỳ thi khu vực Bắc - Trung - Nam  trước khi đến hội thi Olympic toàn quốc.

Qua 18 năm phong trào Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam và 5 lần tham dự Chung kết toàn cầu kỳ thi ACM/ICPC, các sinh viên CNTT Việt Nam đã nỗ lực giành vị trí xếp hạng trong Top 100 các trường đẳng cấp Quốc tế về CNTT trong bảng xếp hạng ACM/ICPC toàn cầu.

Tại bảng xếp hạng theo lãnh thổ cho lập trình sinh viên, Việt Nam cũng đang có thứ hạng 20 của TopCoder, Việt Nam cũng đã hai lần góp tên trong Chung kết Imagine CUP toàn cầu. 

“Nếu năm 2009, 10 đội tuyển Việt Nam với quyết tâm cao, cộng với sự tự tin, chắc chắn các bạn trẻ CNTT Việt Nam, chắc chắn đây sẽ là cơ hội để khẳng định “Sinh viên Việt Nam tự tin hội nhập” giành vị trí Top 100 tại Chung kết ACM/ICPC toàn cầu tại Harbin, Trung Quốc từ 1-6/2/2010” - ông Long nói.

Tại OLP’09 và ACM/ICPC Việt Nam năm 2009 có 60 trường đại học và cao đẳng tham dự, hơn 100 thầy cô giáo huấn luyện viên, gần 250 đội tuyển dự thi 7 khối thi: Siêu CUP OLP, Chuyên Tin, Không chuyên, Cao đẳng, Phần mềm nguồn mở, 83 đội tuyển tham dự ACM/ICPC Việt Nam, toàn bộ dự thi Trắc nghiệm tiếng Anh - Tin học. Đã có tổng cộng 361 sinh viên đăng ký thi Giải cá nhân OLP; 83 đội tuyển với 238 sinh viên đăng ký dự thi ACM/ICPC. Năm nay (2009) Đại học Bách Khoa Hà Nội giành ngôi Vô địch Siêu CUP OLP’09, Đại học Công nghệ ĐHQG Hà Nội giành CUP vô địch ACM/ICPC Việt Nam cùng các đội tuyển khác vào Top 10 Việt Nam tự tin tới đấu trường ACM/ICPC toàn cầu.

Theo VnMedia
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất