Chủ Nhật, 24/11/2024
Thế giới
Thứ Ba, 7/11/2017 15:30'(GMT+7)

100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga: Những bài học lịch sử

Dòng người viếng Lăng Lenin giương cao cờ của các Đảng Cộng sản và Công nhân thế giới. (Ảnh: TTXVN)

Dòng người viếng Lăng Lenin giương cao cờ của các Đảng Cộng sản và Công nhân thế giới. (Ảnh: TTXVN)

Tham dự hội thảo có đại diện công đoàn nhiều nước trên thế giới, trong đó có Venezuela, Argentina, Moldova... và Cộng đồng Các quốc gia độc lập (SNG).

Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận ý nghĩa to lớn của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại đối với tiến trình phát triển thế giới trong thế kỷ XX, cũng như những thành tựu mà nhân dân Liên Xô đạt được trong thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa. Từ đó, rút ra những bài học để tiếp tục sự nghiệp đi lên chủ nghĩa xã hội.

Các đại biểu đều nhất trí cho rằng ngày 7/11/1917, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Nga, đứng đầu là Vladimir Ilich Lenin, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga đã làm nên cuộc Cách mạng Tháng Mười vĩ đại, đánh dấu sự ra đời của Nhà nước Nga Xô Viết - nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới.

Sự kiện này đã mở ra thời kỳ phát triển mới của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cũng như phong trào giải phóng dân tộc trên khắp thế giới.

Giai cấp công nhân và nhân dân lao động từ địa vị thấp kém trong xã hội, bị áp bức bóc lột đã vùng lên đấu tranh giành quyền làm chủ cuộc sống mới.

Các đại biểu cũng nhấn mạnh rằng sau khi cách mạng thành công, nhân dân Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu chưa từng có trong tất cả các lĩnh vực an ninh, quốc phòng, kinh tế, giáo dục và văn hóa. Liên Xô đã trở thành cường quốc thứ 2 thế giới, chỉ đứng sau Mỹ. Khi đó đời sống người dân rất sung túc, được hưởng chế độ an sinh xã hội tốt như giáo dục và y tế miễn phí.

Tuy nhiên, kể từ khi Liên Xô tan rã vào năm 1991 đến nay, mọi thứ gần như phát triển theo hướng ngược lại. Bất bình đẳng, chênh lệch giàu, nghèo tăng mạnh. Số người nghèo đói và thất nghiệp không ngừng tăng lên. Các quyền lợi của người lao động không được đảm bảo...

Trong bối cảnh đó, các đại biểu đều cho rằng nhân dân lao động trên toàn thế giới cần đoàn kết lại trong “cuộc chiến” bảo vệ quyền lợi hợp pháp, cũng như chống lại chính sách bọc lột của chủ nghĩa tư bản.

Trao đổi với phóng viên TTXVN, Chủ tịch Công đoàn những người lao động ​- di cư LB Nga Renat Karimov cho biết những bài học lịch sử quý báu của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga đến nay vẫn mang tính thời sự.

Ông nhấn mạnh bài học đầu tiên là phải luôn chú ý chăm lo và nâng cao mức đời sống của người dân. Ông đánh giá Việt Nam lựa chọn con đường rất lý tưởng và đúng đắn để phát triển đất nước. Người dân được bảo bảm quyền bình đẳng trong lao động, thu nhập khá và được hưởng thụ nhiều chính sách an sinh xã hội tốt.

Sự phát triển của Việt Nam và nước láng giềng Trung Quốc cũng có thể coi như là những hình mẫu chủ nghĩa xã hội trong nửa đầu thế kỷ XXI. Mặc dù không phải chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam, song ông Karimov nhận thấy nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua. Các mặt hàng ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam đang ngày càng phổ biến trên thị trường Nga.

Ông hy vọng sắp tới nhiều máy móc có hàm lượng khoa học cao sản xuất tại Việt Nam sẽ được xuất sang Nga. Ông Karimov tin rằng sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã, đang và sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa./.

(TTXVN)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất