Ngày 7/12, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hợp tác Mekong - Lan Thương (MLC) lần thứ 8 đã diễn ra tại Bắc Kinh (Trung Quốc) với sự tham dự của các Bộ trưởng Ngoại giao và đại diện các nước thành viên hợp tác MLC.
Quan hệ đối tác chiến lược giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Liên minh châu Âu (EU) là minh chứng khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ “đối tác trong liên kết” giữa hai tổ chức khu vực thành công nhất trên thế giới trong tăng cường hợp tác đa phương, thúc đẩy thương mại tự do trên cơ sở chia sẻ các giá trị và lợi ích chung.
Diễn đàn quốc tế Dakar về hòa bình và an ninh ở châu Phi lần thứ 9 đã khai mạc tại thị trấn Diamniadio, gần thủ đô Dakar của Senegal. Trong bối cảnh các cuộc xung đột làm suy yếu những nỗ lực phát triển kinh tế-xã hội của châu Phi, diễn đàn là sự kiện quan trọng để các nhà lãnh đạo châu Phi tìm kiếm giải pháp hòa bình thông qua đối thoại nhằm ngăn chặn bạo lực, duy trì sự ổn định của châu lục.
Ngày 24/11, tại phiên họp toàn thể thứ nhất Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 31 (APPF-31) tổ chức tại thủ đô Manila, Philippines, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã có bài tham luận quan trọng, đưa ra 4 khuyến nghị của Việt Nam nhằm tăng cường hơn nữa vai trò của nghị viện trong thúc đẩy hòa bình, ổn định tại khu vực.
Cạnh tranh địa - chính trị giữa các cường quốc ngày càng quyết liệt, tác động lớn đến cục diện chính trị toàn cầu, dẫn tới nguy cơ cao các nước rơi vào “bẫy địa - chính trị”, trong đó Đông Nam Á được xem là một trong những địa bàn quan trọng. Các nhà lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã sớm nhận thấy và bước đầu tích cực triển khai các biện pháp nhằm ngăn chặn nguy cơ các nước trong khu vực rơi vào “bẫy địa - chính trị”.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 21/11 cảnh báo COVID-19 vẫn là mối đe dọa trên toàn cầu do những biến thể của virus SARS-CoV-2 đang duy trì đà lây lan trên trên toàn cầu.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc nhấn mạnh hòa bình là điều kiện tiên quyết cho phát triển.
Đại diện Việt Nam cho rằng Hội đồng Bảo an cần cải tiến phương pháp làm việc để bảo đảm tính dân chủ, minh bạch và hiệu lực trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
Cùng với Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã nâng mức dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu năm 2023, chủ yếu nhờ nhu cầu tại Trung Quốc và Ấn Độ đạt mức kỷ lục trong quý cuối năm nay. Theo OPEC, các dữ liệu gần đây cho thấy xu hướng tăng trưởng toàn cầu khởi sắc cùng các nguyên tắc cơ bản lành mạnh của thị trường dầu mỏ.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC thúc đẩy hợp tác, giúp phục hồi tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, giải quyết các thách thức chung của toàn cầu và khu vực.
Phát biểu tại lễ míttinh, Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga, ông Gennady Ziuganov khẳng định ngày 7/11 là ngày thiêng liêng trong lịch sử của nước Nga.
Ba dự luật phân bổ ngân sách cho quân đội, lĩnh vực nông nghiệp, giao thông vận tải và vấn đề cựu chiến binh cho tài khóa 2024 (kết thúc vào ngày 30/9/2024) đã được Thượng viện Mỹ thông qua.
Chủ tịch Trung Quốc có thể tham dự Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại San Francisco từ ngày 15-17/11 theo lời mời của Tổng thống Mỹ.
Thời gian gần đây, cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Ấn Độ tại khu vực Nam Á đã và đang tác động không nhỏ đến các quốc gia trong khu vực. Xu hướng vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, trong đó cạnh tranh đang có chiều hướng gia tăng mạnh hơn trong quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ, mang lại cả cơ hội lẫn thách thức, khiến các nước trong khu vực phải lựa chọn cách ứng xử nhằm bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc của mình.
Một loạt các động thái gần đây cho thấy quan hệ Nga - Liên minh châu Âu (EU) vốn sẵn căng thẳng đang trở nên tồi tệ hơn. Mới đây nhất là tuyên bố của EU rằng Nga phải chi trả cho tái thiết Ukraine và Nga phản ứng sẽ “đáp trả theo cách khiến EU phải trả giá đắt hơn”.