(TG) - Nội dung các tác phẩm đã bám sát và tập trung vào các vấn đề thời sự
nóng hổi như tạo công văn việc làm cho người dân, những giải pháp tháo
gỡ khó khăn trong quá trình thực thi chính sách về lao động, việc làm,
vấn đề an toàn lao động, vai trò của công đoàn trong hỗ trợ, bảo vệ
người lao động.
Lễ trao giải thưởng cho các tác giả, tác phẩm đạt Giải báo chí Lao
động-Việc làm lần 3 do Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền và Tổ chức Lao động quốc tế ILO tổ chức ngày 22/4 tại Hà
Nội.
Dự lễ trao giải có Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Phạm Văn Linh; Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Hồng Lan; Giám đốc Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) khu vực châu Á - Thái Bình Dương bà Tomoko Nishimoto, cùng đông đảo sinh viên Học viện Báo chí và tuyên truyền.
Phát biểu khai mạc, PGS. TS. Trương Ngọc Nam, Giám đốc Học viện Báo chí và tuyên truyền, nhấn mạnh: "Thông tin về lao động, việc làm luôn được công chúng quan tâm và đã trở thành mảng đề tài quan trọng
trên báo chí. Do vậy, báo chí không chỉ là công cụ hữu hiệu để phản ánh
quan điểm, chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước mà còn có vai trò điều chỉnh và cải thiện, giái quyết các vấn đề về lao động, việc làm".
Ở năm thứ 3, Giải báo chí về lao động và việc làm năm 2016 do Ban Tuyên
giáo Trung ương, Học viện Báo chí và tuyên truyền và ILO tổ chức đã nhận
được 250 tác phẩm dự thi, được đăng
tải trên các loại hình: Báo in, báo mạng, báo phát thanh và truyền
hình. Qua hai vòng sơ khảo và chung khảo, Ban giám khảo đã bình chọn
được 14 tác phẩm đoạt giải gồm: 2 giải Nhất, 2 giải Nhì, 4 giải Ba và 6
giải khuyến khích cho các tác phẩm ở các loại hình báo chí khác nhau.
Nội dung các tác phẩm đã bám sát và tập trung vào các vấn đề thời sự
nóng hổi như tạo công văn việc làm cho người dân, những giải pháp tháo
gỡ khó khăn trong quá trình thực thi chính sách về lao động, việc làm,
vấn đề an toàn lao động, vai trò của công đoàn trong hỗ trợ, bảo vệ
người lao động. Nhiều nhà báo thực hiện các tác phẩm báo chí điều tra về những vấn đề
mới phát sinh liên quan đến lao động việc làm, đóng góp thiết thực thúc
đẩy những vấn đề quan trọng trong chương trình quốc gia về việc làm bền
vững.
Ở nhóm tác phẩm đạt giải báo in và báo mạng điện tử, giải Nhất thuộc về
tác phẩm "Những người xóa mù luật cho công nhân" của tác giả Lê Thị
Tuyết, báo Lao động; Giải Nhì thuộc loạt tác phẩm 3 kỳ "Liêu xiêu nơi
cuối Việt" của tác giả Hoàng Văn Minh, Trần Châu Hữu Danh, Lục Thành
Tùng - báo Lao động; giải Ba thuộc về tác phẩm "30 năm tìm việc cho
người dưng" của tác giả Tấn Đức, báo Tuổi trẻ và Loạt tác phẩm "Phát
triển lao động thời kỳ hội nhập: Thời cơ chờ giải pháp" của nhóm tác giả
Đỗ Thị Thảo Nguyên, Phạm Trần Trung, Ban biên tập tin Kinh tế, Thông
tấn xã Việt Nam.
Ở nhóm tác phẩm đạt giải phát thanh-truyền hình: Giải Nhất thuộc về tác
phẩm 3 kỳ "Lao động di cư-hoang vắng làng quê, nhọc nhằn nơi phố thị"
của tác giả Trần Bá Duy, VOV2, Đài tiếng nói Việt Nam; giải Nhì thuộc về
loạt tác phẩm "Chuyện chưa kể phía sau làng đại học" của tác giả Nguyễn
Văn Quang, Đài Phát thanh truyền hình Lâm Đồng; Giải Ba thuộc về loạt
tác phẩm "Đang tâm lừa đảo, bóc lột thợ bốc vác" của nhóm tác giả Vũ
Đình Khánh, Bùi Văn Bình, Vi Văn Chiến, Mai Thị Huyền-Tuổi trẻ TV, tác
phẩm "Việc làm cho người cao tuổi trước thực trạng già hóa dân số" của
tác giả Trần Thị Thanh Xuân, VTV4, Đài Truyền hình Việt Nam.
Theo ông Chang Hee Lee, Giám đốc ILO tại Việt Nam, Việt Nam đang
bước vào kỷ nguyên phát triển mới với việc tham gia TPP, các hiệp định
thương mại tự do thế hệ mới cũng như được hưởng lợi từ quá trình toàn
cầu hóa. Tuy nhiên, quá trình giảm nghèo đã chững lại, tỷ lệ lao động dễ
bị tổn thương vẫn ở mức cao. Rất cần tiếng nói của truyền thông về các
đối tượng trong xã hội. Trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, phát triển kinh
tế, thông tin về lao động việc làm luôn được công chúng quan tâm và trở
thành mảng đề tài quan trọng trên báo chí..../.
TG