Các nghi lễ được phục dựng gồm: Lễ cầu mưa và Lễ kết nghĩa anh em của
dân tộc Ê đê, Lễ bắt máng nước của dân tộc Sê Đăng, Lễ mừng lúa mới của
dân tộc K’ho, Lễ cưới xin của dân tộc M’Nông và Lễ cúng nhà rông mới của
người Ba Na.
Tham gia phục dựng các nghi lễ có 200 nghệ nhân
người đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk
huyện Buôn Đôn, kết hợp với diễn tấu cồng chiêng và múa dân gian.
Nông và Lâm Đồng. Các nghi lễ được thực hiện tại buôn Ako Dhong, buôn KoTam, thành phố Buôn Ma Thuột và xã KrôngNa.
Nghi
lễ là một nét đẹp văn hóa "tâm linh" của đồng bào dân tộc thiểu số ở
Tây Nguyên. Việc phục dựng các nghi lễ của đồng bào dân tộc thiểu số gắn
với diễn tấu cồng chiêng nhằm bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn
hóa truyền thống của dân tộc; lưu giữ thắt chặt tình đoàn kết giữa đồng
bào các dân tộc, mối quan hệ gắn bó mật thiết giữ con người với thiên
nhiên. Đồng thời, góp phần tuyên truyền quảng bá, bảo tồn Không gian Văn
hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là phi vật thể của
nhân loại.
Việc phục dựng nghi lễ truyền thống của đồng bào dân
tộc thiểu số Tây Nguyên nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ hội cà phê Buôn
Ma Thuột lần thứ VI và Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng năm 2017.
Phạm Cường (TTXVN)