Thứ Bảy, 23/11/2024
Ủy ban an toàn giao thông
Thứ Hai, 25/5/2020 16:33'(GMT+7)

Bắc Giang-Lạng Sơn bỏ một trạm BOT, miễn giảm phí cho dân

Đồng thời, được Hội đồng nghiệm thu các công trình xây dựng Bộ Giao thông Vận tải kiểm tra chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành và cho phép đưa vào sử dụng.
Bên cạnh đó, dự án cũng đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn đồng ý cho thu phí tại Trạm thu giá Km93+160, Quốc lộ 1, xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn để hoàn vốn cho dự án. Thời gian bắt đầu từ 0 giờ ngày 1/6 tới.
Giá vé thấp nhất khi đi qua Trạm thu giá Km93+160 là 35.000 đồng/xe/lượt (xe con dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn, các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng). Mức cao nhất là 180.000 đồng/xe/lượt (xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên và xe chở container 40 feet).
Cũng theo ông Trần Phúc Tự, Công ty cổ phần BOT Bắc Giang-Lạng Sơn cũng đã thống nhất với Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn sẽ thực miễn giảm thu phí cho người dân sinh sống trong vòng bán kính 10km tính từ Trạm thu giá Km93+160.
Theo đó, phạm vi các xã, phường khu vực lân cận trạm thu giá trong phạm vi bán kính 10km, tính từ Trạm thu giá Km93+106 Quốc lộ 1 gồm: 30 xã, phường thuộc tỉnh Bắc Giang (huyện Lạng Giang, gồm các xã Nghĩa Hòa, Quang Thịnh,Thị trấn Kép, Yên Mỹ, Đào Mỹ, Hương Sơn, Nghĩa Hưng, Tân Hưng, An Hà, Tân Thịnh, Hương Lạc, Tiên Lục, Tân Thanh); (huyện Yên Thế, gồm các xã Đông Sơn, Đồng Hưu, Hương Vĩ, thị trấn Bố Hạ); (huyện Lục Nam gồm xã Bảo Sơn).
Tại huyện Hữu Lũng (tỉnh Lạng Sơn) sẽ có 13 cơ quan của huyện thuộc diện được miễn giảm và 12 xã được miễn giảm gồm: thị trấn Hữu Lũng và xã Đô Lương, Minh Hòa, Hồ Sơn, Hòa Thắng, Minh Tiến, Vân Nham, Đô Lương, Nhật Tiến, Minh Sơn, Sơn Hà và Đồng Tâm.
Đại diện Công ty cổ phần BOT Bắc Giang-Lạng Sơn cho hay, các đối tượng được giảm giá là phương tiện của chủ sở hữu có hộ khẩu thường trú (cá nhân), có trụ sở chính (tổ chức, doanh nghiệp) tại khu vực thuộc phạm vi được giảm giá phải trùng với địa chỉ ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký xe. Hoặc, các xe được chính quyền địa phương xác nhận thường xuyên sử dụng trên địa bàn. Địa phương sẽ chịu trách nhiệm về việc xác nhận.
Cùng với đó, giảm 100% giá vé cho các loại xe buýt; giảm 100% giá vé cho phương tiện loại 1 (xe con dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn) và giảm 60% giá vé cho các loại phương tiện khác (loại 2, 3, 4, 5).
Dự án cao tốc Bắc Giang-Lạng Sơn, gồm hợp phần xây dựng đường cao tốc đoạn Km45+100-Km108+500 (dài 64km) và hợp phần tăng cường mặt đường Quốc lộ1 đoạn Km1+800-Km106+500 (dài 105km).
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng, được chính thức khởi công vào tháng 7/2015. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm triển khai, dự án rơi vào tình trạng bế tắc, vỡ tiến độ do năng lực tài chính và quản lý yếu kém của các nhà đầu tư.
Trước tình hình đó, Bộ Giao thông Vận tải đã kêu gọi nhà đầu tư có năng lực “giải cứu” dự án. Qua đó, các nhà đầu đã thực hiện theo phương án mua lại Công ty cổ phần Đầu tư UDIC (đơn vị đứng đầu liên danh các nhà đầu tư cũ) để đáp ứng năng lực tài chính và đảm bảo tuân thủ các quy định, thủ tục pháp lý.
Đồng thời, các nhà đầu tư cũng “chiêu nạp” thêm các cổ đông chiến lược như Công ty cổ phần Tập đoàn Hải Thạch, Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Hải Thạch, Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Cầu đường Sài Gòn…
Từ đó, liên danh nhà đầu tư cùng với doanh nghiệp dự án BOT Bắc Giang-Lạng Sơn đã chỉ đạo các nhà thầu tập trung tăng tốc và đã hoàn thành thi công hợp phần tăng cường 105km Quốc lộ 1 vào tháng 11/2017.
Riêng hợp phần cao tốc đoạn Km45+100-Km108+500 hiện đang vào mùa thi công “cuốn chiếu” trên toàn tuyến, dự kiến sẽ về đích vào cuối năm 2019, đúng như cam kết với Chính phủ và Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn.
Ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần BOT Bắc Giang-Lạng Sơn cho biết, theo phương án ban đầu của dự án tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 đoạn Km1+800-Km106+500, tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn theo hình thức hợp đồng BOT được phép xây dựng 2 trạm thu phí.
Tuy nhiên, với việc đi lại trên một cung đường ngắn mà người dân phải hai lần chịu thu phí, nhà đầu tư và chính quyền địa phương đều nhìn thấy bất cập nên đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý để giảm đi một trạm.
Giải pháp tuy có khó khăn cho phương án tài chính nhưng phù hợp với mong muốn của người dân và đảm bảo sự ổn định hoàn vốn của dự án hiện nay./.

Quang Toàn (TTXVN)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất