Chủ Nhật, 29/9/2024
Khoa học, công nghệ
Thứ Năm, 22/10/2009 22:5'(GMT+7)

Bài học năng lượng hạt nhân trên thế giới

Nhà máy điện hạt nhân (Ảnh minh họa)

Nhà máy điện hạt nhân (Ảnh minh họa)

Chủ đề chính của ngày làm việc đầu tiên là ''Công nghiệp hạt nhân toàn cầu năm 2009: sự hồi phục hay suy thoái?''. Những ngày kế tiếp sẽ bàn đến vấn đề ''Lợi, hại, an toàn, rủi ro, sự cần thiết và vai trò của việc phát triển năng lượng hạt nhân trên thế giới trong hiện tại và mai sau''. Theo ông Mycle Schneider, người Đức, chuyên gia quốc tế về năng lượng và hạt nhân, hiện nay nhân loại chưa tích cực ủng hộ việc sử dụng năng lượng hạt nhân, với tỷ lệ thuận là 30% và tỷ lệ nghịch 70%.

Trả lời câu hỏi ''việc khai thác năng lượng hạt nhân trên thế giới đang phát triển hay thụt lùi'', ông Schneider cho rằng “căn cứ vào số liệu cụ thể thì rõ ràng chúng ta đang trong giai đoạn giật lùi đối với việc sử dụng năng lựợng hạt nhân, đây là một điều khá ngỡ ngàng, bởi vì hàng ngày người ta đều nói tới chuyện cần phải khôi phục công nghiệp hạt nhân, có nghĩa là nhà máy điện hạt nhân cần được xây dựng thêm. Tuy nhiên nếu quan sát kỹ thì từ 2 năm qua, các số liệu vẫn không thay đổi, vẫn chưa có thêm nhà máy điện hạt nhân nào được thật sự khởi động. Vì vậy các quốc gia cần phải sớm xây dựng các nhà máy hạt nhân để có thể thay thế dần các nhà máy đã quá cũ và sắp ngừng hoạt động, đồng thời tìm cách kéo dài thêm thời gian hoạt động của những nhà máy cũ.

Với kinh nghiệm của một chuyên gia quốc tế về năng lượng, khi nói về tương lai của công nghiệp hạt nhân, ông Mycle Schneider nhấn mạnh: ''Loài người hiện nay đang phải đối phó với một thách thức chưa từng thấy. Tất cả mọi người đều quả quyết là phải giảm thiểu việc khai thác năng lượng cổ điển, có nghĩa là những nhiên liêu thông dụng lâu nay như than đá, dầu khí, chất thải để làm ra điện, và phải thực hiện bằng được quyết tâm đó trong vòng 20 năm tới. Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm là việc khai thác và ứng dụng hạt nhân có hai trở ngại, thứ nhất là quá tốn kém về tài chính, xét về các yếu tố nghiên cứu kỹ thuật, hoạch định chương trình, thủ tục hành chính, tiến trình xây dựng và đi vào hoạt động. Bên cạnh đó còn nhiều điều kiện khác như vấn đề chiến lược an ninh, quốc phòng, xử lỷ chất thải, ngăn ngừa phóng xạ, bảo đảm y tế công cộng. Hiện nay, dù luôn tìm cách giải tỏa những thách thức gây tác hại về môi sinh, nhưng năng lượng hạt nhân chưa thể thay thế hay cạnh tranh được với các loại năng lượng cổ điển, cho dù kết quả nghiên cứu cho thấy năng lượng hạt nhân có thể giảm thiểu từ 3 đến 20 lần lượng khí thải các bon. Dù sao, sau này nhân loại sẽ thấy được lợi ích thực tiễn và lâu dài khi phát triển và sử dụng năng lượng hạt nhân. Đối với loài người, đây cũng là một cách đối phó với hiện tượng trái đất nóng dần''.

Ông Mycle Schneider cho biết hiện trên toàn cầu mới có 31 quốc gia sử dụng năng lượng hạt nhân và các nước xây dựng nhiều nhà máy hạt nhân nhất gồm có: Mỹ, Pháp, Nhật, Nga, Đức, Canađa, Hàn Quốc. Đến nay, EU vẫn chưa ủng hộ kế hoạch phát triển năng lượng hạt nhân. Riêng ở Pháp, người dân còn sử dụng hơn 73% năng lượng thông thường, chỉ 16% dân số chuộng năng lượng hạt nhân.

Vậy năng lượng hạt nhân có cần thiết cho Thái Lan và Việt Nam, hai nước láng giềng đều là thành viên ASEAN hay không? Tiến sĩ Kamol Takkabutr, Phó Tổng Giám đốc Công ty điện lực Hoàng gia Thái Lan, cho rằng đó là kế hoạch hàng đầu mà Chính phủ Thái Lan và Việt Nam lâu nay vẫn đặt trọng tâm nghiên cứu. Riêng đối với Thái Lan, việc thiết kế nhà máy điện hạt nhân là ưu tiên hàng đầu của giới lãnh đạo Băng Cốc. Lâu nay phía Thái Lan đã có những buổi làm việc, bàn bạc, trao đổi song phương rất tích cực, hiệu quả với sự tham gia của các quan chức về khoa học, kỹ thuật, năng lượng, cấp thứ trưởng và tổng giám đốc từ Việt Nam sang. Ngoài ra, trong các hội nghị cấp cao ASEAN vừa qua và sắp tới tại Cha Am, tổ chuyên gia Thái-Việt sẽ cùng làm việc với các đồng nghiệp Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, vì nói về lĩnh vực hạt nhân, chắc chắn các nước này vượt trội Thái Lan và Việt Nam.

Về triển vọng của Thái Lan và Việt Nam trong chương trình phát triển năng lượng hạt nhân, ông Kamol Takkabutr cho rằng hai nước phải có cái nhìn thực tiễn, đặt trọng tâm vào việc khai thác, phát triển, ứng dụng năng lượng hạt nhân trong tương lai. Thái Lan hiện còn dùng đến 70% dầu khí, than đá để sản xuất điện. Hướng trước mắt của nước này là phải học hỏi, trau dồi kinh nghiệm và theo kịp bước tiến bộ của các quốc gia đi tiên phong./.

Nguồn TTXVN

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất