Thứ Tư, 9/10/2024
Tuyên giáo các cấp
Thứ Tư, 18/3/2009 13:52'(GMT+7)

Bảo Thắng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động phát triển đảng ở vùng sâu, vùng xa.

Học sinh trường PTTH số 1 Bảo Thắng (Lào Cai).

Học sinh trường PTTH số 1 Bảo Thắng (Lào Cai).

Trong đó nổi bật  nên là công tác bồi dưỡng, tạo nguồn phát triển đảng viên ở các thôn, bản. Với sự nỗ lực đó, từ năm 2000 đến nay, Ðảng bộ huyện đã khắc phục được 17/18 cơ sở thôn, bản chưa có đảng viên.

Có được kết quả đó là sự tổng hợp của nhiều yếu tố, sự cố gắng của cấp ủy đảng từ huyện đến cơ sở. Nhưng trước hết phải nói đến sự chỉ đạo sát sao, toàn diện của Ban Thường vụ Huyện ủy. Ðảng bộ xác định: để kinh tế, xã hội của địa phương phát triển không chỉ dựa vào sự giúp đỡ hỗ trợ của tỉnh, Trung ương và các nguồn lực bên ngoài, mà quan trọng là phát huy nội lực trong đó tập trung xây dựng, phát triển và nâng cao năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ, đảng viên địa phương, nhất là ở những xã vùng sâu, vùng xa, các thôn, bản khó khăn.

Từ định hướng sát thực đúng đắn đó, cùng với các hướng dẫn của Trung ương và Tỉnh ủy Lào Cai, từ năm 2000 đến nay, Ðảng bộ huyện đã ra nghị quyết chuyên đề, ban hành các chỉ thị, xây dựng đề án, kế hoạch thực hiện để đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên; kế hoạch chia tách chi bộ ghép thành chi bộ độc lập trực thuộc đảng ủy các xã, thị trấn. Ðảng bộ huyện đặc biệt quan tâm tạo nguồn phát triển đảng trong lực lượng: dân quân tự vệ, dự bị động viên, cán bộ giáo viên, quần chúng người dân tộc thiểu số, phụ nữ, trong đó đặc biệt  chú ý đến phát triển đảng viên ở các thôn, bản "trắng" đảng viên. Trên cơ sở đó các Ban xây dựng đảng của Huyện ủy và các chi, đảng bộ cơ sở đã chủ động tham mưu, xây dựng kế hoạch thực hiện có hiệu quả, phù hợp với điều kiện ở địa phương, bắt đầu từ việc tổ chức rà soát kiểm tra từ cấp ủy chi bộ đến các đảng ủy trực thuộc.

Ngoài việc phân công các đồng chí Ủy viên Ban thường vụ, Ban chấp hành phụ trách các chi, đảng bộ cơ sở, các đồng chí cán bộ, đảng viên được phân công theo dõi, giúp đỡ phải đến tận cơ sở thôn, bản, tổ chức để cùng tham dự họp chi bộ, họp thôn và kịp thời đưa ra những phương hướng giải quyết các vấn đề liên quan đến phong tục tập quán, trình độ dân trí, nhất là ở các thôn, bản vùng sâu, vùng xa.

Bằng sự nỗ lực, năng động, sáng tạo của các tổ chức cơ sở đảng và cả hệ thống chính trị, từ năm 2000 đến nay, bình quân mỗi năm Ðảng bộ huyện kết nạp được từ 170 đến 180 đảng viên mới. Ðặc biệt từ năm 2005 đến nay, kết nạp được 764 đảng viên mới-đạt 95,5% so với nghị quyết khóa 25 nhiệm kỳ 2005-2010 đề ra, riêng đảng viên ở nông thôn là 270 đồng chí-chiếm 35,34% trong tổng số đảng viên mới kết nạp. T

Tuy nhiên, như đồng chí Vũ Ngọc Giang, Phó trưởng Ban tổ chức Huyện ủy cho biết: từ thực tế của huyện những năm qua trong công tác phát triển đảng ở vùng nông thôn, cho thấy:

Thứ nhất là, công tác tuyên truyền, vận động quần chúng phấn đấu rèn luyện, tu dưỡng để trở thành người đảng viên ở các chi, đảng bộ còn chưa thường xuyên.

Thứ hai là, một số đồng chí trong cấp ủy, chi bộ thôn, bản chưa nắm chắc được các nguyên tắc, nghiệp vụ, điều lệ đảng quy định về công tác phát triển đảng, chưa sáng tạo, linh hoạt giải quyết các vấn đề mấu chốt liên quan đến cuộc sống hằng ngày của quần chúng nhân dân ở cơ sở.

Thứ ba là, một số  chi bộ có đảng viên cao tuổi còn khắt khe trong quá trình định hướng, tạo nguồn, xét kết nạp quần chúng ưu tú vào đảng.

Thứ tư là, một số quần chúng tích cực đã được cử đi  bồi dưỡng lớp tìm hiểu về đảng nhưng lại ảnh hưởng về chính sách dân số, trình độ học vấn, kinh tế gia đình lại không đủ điều kiện để xét kết nạp. Một số con em ở địa phương có học lực khá giỏi thi đỗ các trường đại học, trung học chuyên nghiệp sau đó ra trường không về địa phương công tác... Vì thế dẫn đến tình trạng có chi bộ gần mười năm không kết nạp được một đảng viên; số cán bộ, viên chức là đảng viên khi được về hưu lại trở thành nguồn của cơ sở, được bầu vào các chức danh: Bí thư chi bộ, trưởng thôn, bản... Ở một số xã vùng sâu có chi bộ còn tới hai, ba thôn, bản sinh hoạt ghép. Một số chi bộ việc cử quần chúng ưu tú đi bồi dưỡng lớp tìm hiểu về đảng còn lựa chọn chưa sát, hoặc cử đi học về rồi việc giúp đỡ để trở thành đảng viên còn chậm. Một số cấp ủy, chi bộ ở thôn bản chưa mạnh dạn giao việc cho thanh niên và phụ nữ trẻ, vì vẫn còn tư tưởng lo ngại không làm được việc nên tinh thần phấn đấu của thanh niên còn dè chừng... Từ thực trạng đó dẫn đến sức chiến đấu của một số chi bộ thôn, bản có phần bị hạn chế.

Từ thực trạng trên để công tác phát triển đảng ở các thôn, bản vùng sâu, vùng xa ở Ðảng bộ huyện Bảo Thắng đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới. Ðảng bộ huyện Bảo Thắng đã đề ra những giải pháp thiết thực sau:

Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền vận động quần chúng để tăng cường công tác phát triển đảng ở vùng sâu, vùng xa, coi đây là một chỉ tiêu phấn đấu để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức cơ sở đảng, các cơ quan, đơn vị xã, thị trấn. Ðẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn, tạo mọi điều kiện để quần chúng tích cực có động cơ phấn đấu, tu dưỡng vào đảng, coi trọng về chất lượng đảng viên, tránh tình trạng chạy theo số lượng và thành tích. Tạo mọi điều kiện, ưu tiên phát triển quần chúng ưu tú, tích cực là người dân tộc thiểu số, quần chúng là nữ, là lực lượng dân quân tự vệ, bộ đội xuất ngũ, thanh niên học sinh, giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các thôn, bản...
 
Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất,  học tập gắn với Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức  Hồ Chí Minh, và phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, từ đó phát hiện tìm ra các nhân tố điển hình, tiên tiến để bồi dưỡng kết nạp đảng. Tiếp tục kiện toàn, bồi dưỡng đội ngũ cấp ủy, bí thư chi bộ, trưởng thôn, các đoàn thể ở thôn bản. Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở các thôn, bản thực hiện đúng theo Ðiều lệ Ðảng quy định./.

(Theo: Báo Nhân dân)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất