(TG) - Là một bộ phận của báo chí cách mạng Việt Nam, báo chí CAND đã góp một phần quan trọng vào công cuộc đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giữ gìn an ninh trật tự (ANTT), trật tự an toàn xã hội (TTATXH).
(TG)- Trong một năm qua, việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 4/4/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Tây Ninh về "Nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong việc sử dụng Internet, mạng xã hội và đấu tranh phản bác các quan điểm, thông tin sai trái, thù địch" (Chỉ thị 14) được triển khai nghiêm túc trong toàn tỉnh.
Cứ đến dịp Quốc hội họp, đâu đó lại xuất hiện một vài giọng điệu đả kích, cho rằng: "Quốc hội Việt Nam chỉ quyết định theo chỉ đạo của Đảng, là cơ quan thảo luận cho vui và chỉ mang tính hình thức". Những giọng điệu này hoàn toàn lạc lõng trước sự tín nhiệm ngày càng cao của cử tri, nhân dân dành cho Quốc hội Việt Nam-một cơ quan liên tục tự đổi mới, cải tiến cách thức làm việc nhằm tăng cường dân chủ, công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả làm việc và thể hiện đúng ý chí, nguyện vọng của cử tri, nhân dân cả nước.
(TG) - Những năm qua, các thế lực thù địch không ngừng ra sức chống phá Đảng và Nhà nước ta, sử dụng các công cụ truyền thông để vu khống, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, lãnh đạo Đảng, Nhà nước; xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, công tác điều hành của Nhà nước. Chúng xác định việc phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng là một mục tiêu trọng điểm, nhằm tiến tới phủ nhận hoàn toàn Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và sâu xa hơn là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, thủ tiêu chế độ XHCN ở Việt Nam...
(TG) - Cũng như trước mỗi sự kiện lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngay sau khi Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30-5-2019 về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, thì các thế lực thù địch và những kẻ cơ hội chính trị lại tung ra như “nấm độc sau mưa” những ý kiến - quan điểm bất mãn, sai trái, xuyên tạc nhằm gieo rắc sự hoài nghi, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam.
Đảng, Nhà nước ta luôn phát huy dân chủ, tiếp thu, lắng nghe ý kiến của cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) và các tầng lớp nhân dân, phát huy trí tuệ tập thể vào nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng bộ máy Nhà nước. Cùng với việc gương mẫu chấp hành cương lĩnh, điều lệ, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước, mỗi đảng viên còn phải chấp hành nghiêm các quy định của Đảng, những điều đảng viên không được làm, trong đó có kỷ luật phát ngôn.
Những năm qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các tôn giáo ở Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những chức sắc, tín đồ chân chính tu hành đúng giáo lý, giáo luật; còn có một số người lợi dụng tôn giáo để thực hiện những hành vi đi ngược với giáo lý của tôn giáo và đạo lý của dân tộc Việt Nam, trái với quy định của pháp luật. Hành vi của số người này đã làm mất thanh danh của tôn giáo, gây bức xúc trong xã hội.
(TG)- Cán bộ, đảng viên nói chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng phải nêu gương về đạo đức cách mạng, tu dưỡng đạo đức cách mạng để xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự thoái hóa, biến chất, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
(TG) - Trong công cuộc đổi mới ở nước ta, báo chí nói chung, báo chí điện tử nói riêng đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, từng bước đổi mới nội dung và phương thức, thích ứng với xu thế phát triển của nền báo chí hiện đại. Báo chí ngày càng đóng góp tích cực vào mọi mặt đời sống, xã hội, nhất là trong đấu tranh, phản bác thông tin, quan điểm sai trái của các thế lực thù địch.
Ngày nay, với khả năng giúp con người tạo dựng những mối quan hệ vượt ra ngoài giới hạn không gian và thời gian để giao lưu, chia sẻ, mạng xã hội đã trở thành một thứ “quyền lực” trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, từ vai trò, mục đích của người sử dụng, mạng xã hội phát huy được một số tính năng ưu việt và cũng sớm bộc lộ một số hạn chế cốt tử, có thể đẩy tới hiểm họa, tác động tiêu cực tới sự phát triển xã hội, con người.
Lợi dụng việc Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội, thời gian gần đây, một số phần tử cơ hội, bất mãn chính trị trong nước được sự “hà hơi, tiếp sức” của các thế lực phản động, thù địch đã ra sức chống phá khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đặc biệt, những đối tượng này thường xuyên sử dụng cái gọi là “đại diện nhân dân”, trong khi thực tế họ không có quyền đó, để xuyên tạc, lôi kéo, kích động chống phá Đảng, Nhà nước, thúc đẩy tiến trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang trong quá trình chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng. Đây cũng là thời điểm mà các thế lực thù địch, phản động cùng những phần tử cơ hội, bất mãn chính trị gia tăng các hoạt động tuyên truyền kích động, xuyên tạc, chống phá một cách quyết liệt. Đặc biệt, chúng triệt để lợi dụng chủ trương lấy ý kiến xây dựng dự thảo văn kiện đại hội đảng các cấp, nhất là Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng để chống phá.
Thời gian gần đây, một số nhà nghiên cứu phương Tây và một bộ phận cán bộ, đảng viên trong nước cho rằng, trong thời đại ngày nay, chủ nghĩa Mác-Lênin đã lỗi thời. Bởi vậy, chúng ta không thể xây dựng được một xã hội mới tốt đẹp, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh trên nền tảng của học thuyết lỗi thời đó. Câu hỏi đặt ra là, chủ nghĩa Mác-Lênin có thật là đã lỗi thời không khi xem xét dưới mọi bình diện, từ ý nghĩa khoa học, mục tiêu xã hội đến ý nghĩa thực tiễn? Nếu nó là lỗi thời thì nguyên nhân và cơ sở nào quy định, ngược lại nếu không lỗi thời thì tại sao và do đâu?
Trong những năm qua, tổ chức khủng bố “Việt Tân” vẫn liên tục có những hoạt động chống phá Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Với sự cảnh giác cao độ, lực lượng chức năng Việt Nam đã không ít lần ngăn chặn kịp thời các hành vi chống phá, đưa các đối tượng khủng bố ra chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ngày 11/11 tới, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 6 bị cáo về các tội: “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”, “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
(TG) - Vừa qua, Tạp chí Tuyên giáo đã triển khai loạt bài viết với chủ đề Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trước thềm Đại hội XIII. Ngay sau khi 5 bài phỏng vấn đăng tải, Tòa soạn đã nhận được sự phản hồi từ phía độc giả bày tỏ sự đồng tình về những phân tích, lập luận sắc bén, khoa học từ các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đã góp phần quan trọng vào việc phê phán, phán bác các quan điểm sai trái, thù địch hòng tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng ta. TCTG trích đăng một số ý kiến.