Thứ Bảy, 23/11/2024
Xã hội
Thứ Sáu, 19/10/2018 8:57'(GMT+7)

BHXH Việt Nam: Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin

Trung tâm ứng dụng CNTT ngành BHXH

Trung tâm ứng dụng CNTT ngành BHXH

Theo đó, ngành BHXH tiếp tục hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin (mạng máy tính, máy chủ, máy trạm, an ninh mạng, trung tâm dữ liệu ngành và hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu, dịch vụ công trực tuyến trên mạng Internet); hoàn thiện quản lý tập trung cơ sở dữ liệu hộ gia đình; từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm... Đẩy mạnh triển khai thực hiện giao dịch điện tử trên tất cả các lĩnh vực: thu, cấp sổ BHXH; thẻ BHYT; giải quyết các chế độ BHXH, BHYT, BHTN; giám định và thanh toán chi phí KCB BHYT.

Cung cấp 19 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; số hồ sơ điện tử giao dịch phát sinh trên hệ thống trong 9 tháng đầu năm 2018 hơn 34,78 triệu hồ sơ; tỷ lệ hồ sơ được giải quyết đúng hạn là 98,9%.

Hệ thống Thông tin giám định BHYT trong 9 tháng đầu năm tiếp nhận hồ sơ KCB điện tử đề nghị thanh toán của gần 129,35 triệu lượt người KCB BHYT với tổng cộng chi phí đề nghị là 80.970 tỷ đồng; gia tăng lần lượt 4,5% số hồ sơ và 10,3% tổng chi phí đề nghị giám định so với cùng kỳ năm 2017; tỷ lệ liên thông dữ liệu bình quân đạt 98%, dữ liệu ra viện đúng ngày bình quân đạt 60,71%.

Thời gian qua, việc ứng dụng CNTT của ngành BHXH liên tục được Chính Phủ biểu dương, khen ngợi và đánh giá cao.

Thời gian qua, việc ứng dụng CNTT của ngành BHXH liên tục được Chính Phủ biểu dương, khen ngợi và đánh giá cao.

Triển khai chính thức Hệ thống quản lý văn bản và điều hành tại 3 cấp Trung ương, tỉnh, huyện và liên thông với Văn phòng Chính phủ để gửi, nhận văn bản đi, đến; tích hợp chữ ký số từ Phó Trưởng phòng trở lên tại BHXH Việt Nam, Trưởng phòng trở lên tại BHXH cấp tỉnh và Giám đốc, Phó Giám đốc tại BHXH cấp huyện (từ 01/6/2018, các văn bản đến, đi; soạn thảo; trao đổi thông tin; xử lý công việc; trình ký, phát hành văn bản sử dụng chữ ký số chuyên dụng của Ban Cơ yếu Chính phủ (trừ văn bản mật và một số văn bản cá biệt có quy định riêng của Ngành) cơ bản được thực hiện trên phần mềm quản lý văn bản và điều hành). Triển khai, vận hành có hiệu quả Trung tâm Điều hành hệ thống công nghệ thông tin và Trung tâm dịch vụ khách hàng, phục vụ tư vấn, giải đáp cho người dân, người lao động các vấn đề liên quan đến BHXH, BHYT, BHTN; hệ thống hội nghị truyền hình theo mô hình kiến trúc chính phủ điện tử.

Trong thời gian còn lại năm 2018, ngành BHXH tục triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6, Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về BHXH, BHYT; các văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện Luật BHXH, Luật BHYT, Luật An toàn vệ sinh lao động; hoàn thiện dự thảo Quyết định về cấp, quản lý và sử dụng thẻ BHYT điện tử trình Thủ tướng Chính phủ.

Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành ở Trung ương; các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT; nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền theo hướng chuyên nghiệp cả về nội dung và phương thức tiếp cận; nghiên cứu các hình thức tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng; phát huy vai trò của các cơ quan truyền thông, báo đài… nhằm giúp người dân, doanh nghiệp hiểu được quyền và nghĩa vụ về BHXH, BHYT và tự giác tham gia.

Tập trung chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố tích cực tham mưu cho Tỉnh ủy, Thành ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phối hợp với các ngành chức năng trên địa bàn triển khai thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển đối tượng; thu đúng, đủ, kịp thời, chống tồn đọng; giải quyết đầy đủ, kịp thời các quyền lợi về BHXH, BHYT cho người lao động; ngăn ngừa hành vi trục lợi; đảm bảo cân đối quỹ. Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi bổ sung Quyết định 636/QĐ-BHXH và Quyết định 828/QĐ-BHXH về giải quyết và chi trả các chế độ BHXH, BHTN theo hướng liên thông với dữ liệu quản lý thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT...

Đẩy mạnh đôn đốc công tác thu, giảm nợ đọng BHXH, BHYT; mở rộng mạng lưới đại lý thu, phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT; tăng cường công tác thanh tra chuyên ngành, kịp thời xử lý khi có dấu hiệu trốn đóng, nợ đóng, lạm dụng quỹ BHXH, BHYT; hoàn thành công tác rà soát, bàn giao sổ BHXH cho người lao động theo quy định của Luật BHXH.

Đẩy mạnh việc kiểm soát chi phí KCB BHYT đối với các cơ sở KCB có cảnh báo từ Hệ thống thông tin giám định BHYT; tăng cường thực hiện giám định điện tử tại tất cả các cơ sở KCB BHYT, kiên quyết từ chối thanh toán chi phí bất hợp lý, không đúng quy định.

Tăng cường quản lý chi trả các chế độ BHXH ngắn hạn, chi trả trợ cấp BHTN; tiếp tục đổi mới phương thức phục vụ, chi trả các chế độ BHXH, BHTN qua tổ chức dịch vụ công ích của nhà nước nhằm đảm bảo tính chuyên nghiệp và thuận lợi cho người dân.

Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng; hoàn thiện hệ thống các phần mềm nghiệp vụ của Ngành; cơ sở dữ liệu tập trung; mở rộng cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 theo Quyết định số 846/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; đẩy mạnh việc giao dịch điện tử; quản lý, sử dụng văn bản điện tử trong hệ thống BHXH Việt Nam; thực hiện kết nối liên thông với Chính phủ và các Bộ, ngành. 

Tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng Đề án “Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của BHXH Việt Nam theo hướng nâng cao chất lượng, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” trình Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, BHXH tỉnh tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ, quy tắc ứng xử của công chức, viên chức và người lao động ngành BHXH.   

Tuấn Nghĩa


Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất