Thứ Hai, 7/10/2024
Đời sống
Chủ Nhật, 30/8/2015 8:50'(GMT+7)

Bình Phước: Chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Bình Phước đã triển khai giảng dạy 5 lớp, với những ngành nghề như: Kỹ thuật trồng nấm, cây điều, kỹ thuật chăn nuôi và phòng trị bệnh cho gà. Thông qua đào tạo nghề, Trung tâm đã trực tiếp giới thiệu cho 3.563 học viên vào làm việc tại các trang trại, nông trường cao su với mức lương từ 4,5 - 7 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh đó, nhiều học viên đã tự đi tìm việc làm sau khi tốt nghiệp, số còn lại về sản xuất tại gia đình.

Giai đoạn 2006 - 2014, sau khi khảo sát, nắm bắt nhu cầu thực tiễn tại địa phương, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân đã tổ chức 383 lớp dạy nghề, với hơn 13.000 học viên tham gia, cấp phát hơn 10.000 chứng chỉ tốt nghiệp. Trung tâm đã tập trung đào tạo các ngành nghề theo hướng tiềm năng phát triển của địa phương như: Thú y, kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác cây cao su, kỹ thuật trồng nấm, tạo dáng và chăm sóc cây kiểng, chăn nuôi và phòng bệnh cho heo-gà, bảo vệ thực vật, cài đặt lắp ráp máy vi tính, tin học văn phòng... Thông qua những ngành nghề đào tạo, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Bình Phước đã thu hút tỷ lệ học viên tham gia rất cao và có việc làm gần 80% sau khi được đào tạo.

Trong thời gian tới, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tiếp tục tổ chức các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ nguồn kinh phí của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh; nắm bắt nhu cầu của địa phương và lao động nông thôn để đào tạo nghề cho phù hợp, phát huy hiệu quả sau khi học viên tốt nghiệp. Nghề đào tạo gắn liền với thực tiễn của từng vùng, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới. Bên cạnh đó, Trung tâm phối hợp với Nông trường 717 thuộc Binh đoàn 16, các doanh nghiệp tại những khu công nghiệp có sử dụng lao động để đào tạo theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp. Dự kiến từ nay tới cuối năm, Trung tâm sẽ triển khai 10 lớp, đào tạo khoảng 500 học viên; đồng thời tiếp tục đề xuất Hội Nông dân tỉnh Bình Phước trình Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề như: Một xưởng mộc và điêu khắc sản xuất gỗ cao su, một xưởng thực hành mô hình trồng nấm để phục vụ công tác dạy nghề và tạo cơ hội việc làm cho học viên./. 

Theo TTXVN

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất