Thứ Bảy, 23/11/2024
Kinh tế
Thứ Năm, 18/10/2018 9:34'(GMT+7)

Bộ Công thương đẩy nhanh phương án cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý

(Ảnh minh hoạ).

(Ảnh minh hoạ).

Ngày 15/5/2018, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo (sau đây gọi là Nghị quyết số 19), trong đó khoản 3 Mục II yêu cầu các Bộ: “Hoàn thành việc bãi bỏ, đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư, kinh doanh; kiến nghị bãi bỏ một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Danh Mục ngành nghề kinh doanh có Điều kiện của Luật Đầu tư”.

Nhiệm vụ này Bộ Công Thương đã hoàn thành tại Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

Theo đó, tổng số điều kiện đầu tư, kinh doanh được bãi bỏ theo Nghị định số 08/2018/NĐ-CP và 08 Nghị định đã trình trong năm 2017 và năm 2018 là 675 điều kiện trên tổng số 1216 điều kiện của 27 ngành, nghề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương (chiếm tỷ lệ 55,5%). Như vậy, Bộ Công Thương đã hoàn thành phương án đề xuất tại Quyết định số 3610a/QĐ-BCT ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Phương án rà soát cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương giai đoạn 2017 – 2018.

Theo Nghị quyết số 19, Bộ Công Thương được Chính phủ giao theo dõi, giám sát đảm bảo thực thi đầy đủ, nhất quán việc cắt giảm các quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước. Tiếp tục rà soát, kiến nghị bãi bỏ, đơn giản hoá các quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh; đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước.

Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 3720/QĐ-BCT ngày 11 tháng 10 năm 2018 ban hành Phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương giai đoạn 2019 – 2020.

Theo Phương án trên, Bộ Công Thương đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa và chuyển hậu kiểm: 202 điều kiện trên tổng số 561 điều kiện thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ (tương đương với 36%). Như vậy, với việc cắt giảm, đơn giản hóa lần 1 tại  Nghị định 08/2018/NĐ-CP là 55,5% và cộng với dự kiến cắt giảm lần 2 này thì tỷ lệ cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh của Bộ Công Thương dự kiến đạt 72,1%.                          

Phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh cho giai đoạn 2019-2020 tập trung vào các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện sau: Đối với lĩnh vực an toàn thực phẩm, đề xuất cắt giảm 79 điều kiện, đơn giản hóa 34 điều kiện trên tổng số 132 điều kiện hiện hành trong lĩnh vực này; đối với lĩnh vực kinh doanh thuốc lá, chuyển hậu kiểm 8 điều kiện trên tổng số 65 điều kiện hiện hành trong lĩnh vực này; đối với lĩnh vực kinh doanh rượu, đề xuất cắt giảm 6 điều kiện, chuyển hậu kiểm 7 điều kiện trên tổng số 30 điều kiện hiện hành trong lĩnh vực này; đối với lĩnh vực điện lực, đề xuất cắt giảm 7 điều kiện, đơn giản hóa 02 điều kiện, chuyển hậu kiểm 3 điều kiện trên tổng số 49 điều kiện hiện hành trong lĩnh vực này; đối với lĩnh vực hóa chất, đề xuất cắt giảm 15 điều kiện, đơn giản hóa 24 điều kiện, chuyển hậu kiểm 12 điều kiện trên tổng số 77 điều kiện hiện hành trong lĩnh vực này; đối với lĩnh vực sản xuất, nhập khẩu, bảo hành bảo dưỡng ô tô, đề xuất cắt giảm 02 điều kiện, chuyển hậu kiểm 01 điều kiện trên tổng số 13 điều kiện hiện hành trong lĩnh vực này; đối với lĩnh vực khoáng sản, đề xuất cắt giảm 01 điều kiện trên tổng số 6 điều kiện hiện hành trong lĩnh vực này; đối với lĩnh vực tha, đề xuất cắt giảm 1 điều kiện, trên tổng số 8 điều kiện hiện hành trong lĩnh vực này./.

Thanh Xuân



                       








Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất