Thứ Hai, 9/12/2024
Ủy ban an toàn giao thông
Thứ Năm, 12/5/2022 9:16'(GMT+7)

Bộ Giao thông vận tải đề nghị UBND các tỉnh Quảng Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Lâm Đồng hoàn thiện hệ thống thu phí điện tử không dừng

Phương tiện dán thẻ thu phí tự động đi vào làn đường của trạm thu phí được lắp đặt thu phí tự động. (Ảnh: Vietnam+)

Phương tiện dán thẻ thu phí tự động đi vào làn đường của trạm thu phí được lắp đặt thu phí tự động. (Ảnh: Vietnam+)

UBND các tỉnh có chế tài xử lý các nhà đầu tư không hoàn thành đúng tiến độ yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về tiến độ và chất lượng trong quá trình triển khai nhiệm vụ.

Bộ Giao thông vận tải giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam theo dõi, đôn đốc, phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trong quá trình triển khai, vận hành hệ thống thu phí điện tử không dừng bảo đảm tiến độ, đồng bộ, kết nối liên thông.

Theo đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam, hiện còn 106 làn thu phí thuộc 24 trạm thu phí cần lắp đặt ETC, chưa kể 140 làn do Tổng Công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốcViệt Nam (VEC) quản lý, để bảo đảm tại mỗi chiều xe chạy chỉ duy trì 1 làn thu phí hỗn hợp.

Trong đó, 48 làn thuộc 13 trạm do Bộ Giao thông Vận tải quản lý đang triển khai lắp đặt các làn ETC còn lại. Còn lại 58 làn thuộc 11 trạm do địa phương là: Quảng Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Lâm Đồng quản lý, sẽ do Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm triển khai.

Đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, sẽ đề nghị các địa phương tổ chức vận hành trạm thu phí theo đúng yêu cầu của Quyết định 19/2020 của Thủ tướng Chính phủ là mỗi trạm chỉ duy trì tối đa 1 làn thu phí hỗn hợp trên mỗi chiều lưu thông.

Bên cạnh đó, tuyên truyền, yêu cầu chủ phương tiện trên địa bàn phải dán thẻ đầu cuối và sử dụng dịch vụ thu phí điện tử không dừng, bảo đảm đến tháng 6/2022 đạt tối thiểu 90% phương tiện được dán thẻ để sử dụng dịch vụ ETC.

Tính đến đầu tháng 4/2022, đối với các trạm thu phí do Bộ Giao thông vận tải là cơ quan có thẩm quyền quản lý, các nhà đầu tư đang triển khai nhập thiết bị để lắp đặt, vận hành các làn còn lại. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan, đặc biệt là dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng tới việc mua, nhập thiết bị dẫn đến tiến độ triển khai chưa đáp ứng yêu cầu.

Bộ Giao thông vận tải đang quyết liệt chỉ đạo, hỗ trợ các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ mua sắm, lắp đặt thiết bị, để hoàn thành trong quý II/2022.

Tuyến cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình đã triển khai thu phí điện tử tự động không dừng (ETC). Ảnh: Tuấn khải

Đối với các trạm thu phí do các địa phương là cơ quan có thẩm quyền quản lý, theo Quyết định số 19/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm triển khai thực hiện.

Tuy nhiên với vai trò là cơ quan quản lý ngành giao thông vận tải, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải có văn bản đôn đốc và làm việc cụ thể với từng địa phương để thống nhất phương án, lộ trình triển khai bảo đảm tiến độ; đồng thời chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp, hỗ trợ các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện.

Tương tự như các dự án do Bộ Giao thông vận tải quản lý, công tác mua, nhập thiết bị gặp nhiều khó khăn dẫn đến tiến độ triển khai chưa đáp ứng yêu cầu. Hiện nay, các địa phương đang quyết liệt triển khai, phấn đấu hoàn thành trong quý II/2022.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ đề nghị các địa phương tổ chức vận hành trạm thu phí theo đúng yêu cầu của Quyết định 19/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là mỗi trạm chỉ duy trì tối đa 1 làn thu phí hỗn hợp trên mỗi chiều lưu thông. Bên cạnh đó, tuyên truyền, yêu cầu chủ phương tiện trên địa bàn phải dán thẻ đầu cuối và sử dụng dịch vụ thu phí điện tử không dừng, bảo đảm đến tháng 6/2022 đạt tối thiểu 90% phương tiện được dán thẻ để sử dụng dịch vụ ETC./.

Hoàng Oanh

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất