Cam kết này được đưa ra sau khi Hội nghị Bộ trưởng Thương mại G20 kết thúc hai ngày nhóm họp tại Thượng Hải của Trung Quốc.
Phát
biểu bế mạc Hội nghị Bộ trưởng Thương mại G20, Bộ trưởng Thương mại
Trung Quốc Cao Hổ Thành cho biết các Bộ trưởng cũng thông qua chiến lược
tăng trưởng thương mại nhằm đảo ngược sự trì trệ trong thương mại toàn
cầu và ủng hộ những nguyên tắc định hướng dẫn về hoạch định chính sách
đầu tư toàn cầu.
Theo
tuyên bố chung, các bộ trưởng nhận định kinh tế toàn cầu tiếp tục phục
hồi, song không đồng đều và chưa đạt mục tiêu tăng trưởng bền vững và
cân đối, cũng như vẫn tồn tại những rủi ro và biến động. Các bộ trưởng
nhấn mạnh thương mại nên duy trì là “động lực quan trọng” nhằm kích
thích tăng trưởng toàn cầu.
Nhằm
ngăn chặn đà suy giảm của nền kinh tế thế giới, các bộ trưởng cũng nhất
trí cải thiện công tác quản trị thương mại toàn cầu để hướng tới nới
lỏng và tự do hóa thương mại. Bên cạnh đó, hội nghị cam kết cắt giảm 15%
chi phí thương mại, song không nêu rõ thời điểm. Các nền kinh tế G20
thừa nhận bảo hộ nền công nghiệp nội địa đang gia tăng kể từ cuộc khủng
hoảng tài chính.
Các
bộ trưởng lưu ý rằng hàng loạt biện pháp hạn chế ảnh hưởng đến thương
mại hàng hóa và dịch vụ tiếp tục tăng, bất chấp G20 nhiều lần cam kết.
Theo đó, nhóm này nhất trí phản đối bảo hộ thương mại và một lần nữa
khẳng định không bổ sung các biện pháp bảo hộ mới cho đến năm 2018.
Liên
quan đến mối lo ngại về tình trạng dư thừa năng lực sản xuất của Trung
Quốc trong ngành thép dẫn đến những tranh chấp thương mại với EU và Mỹ,
Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Thụ Văn cho biết các nền kinh tế
G20 nhấn mạnh sự cần thiết phải hợp tác toàn cầu để giải quyết thách
thức do năng lực sản xuất dư thừa gây ra.
Hội
nghị trên diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới đang dần phục hồi,
song tình hình vẫn còn nhiều khó khăn phức tạp, thương mại toàn cầu tăng
trưởng thấp, mức đầu tư không bằng giai đoạn trước khủng hoảng tài
chính, trong khi vẫn chưa tìm ra động lực tăng trưởng bền vững mới cho
kinh tế thế giới.
G20
là diễn đàn chủ yếu nhằm triển khai các hợp tác kinh tế quốc tế, gánh
vác sứ mệnh quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế thế giới ổn định và
tăng trưởng. Tổng kim ngạch ngoại thương và Tổng sản phẩm nội địa (GDP)
của các nền kinh tế G20 lần lượt chiếm hơn 80% và 85% trên toàn cầu, có
vai trò hết sức quan trọng trong kinh tế thế giới.
Hội
nghị Bộ trưởng Thương mại G20 lần này là một trong các hoạt động lớn,
mang ý nghĩa đặc biệt nhằm thúc đẩy hợp tác toàn diện trong lĩnh vực
thương mại, đầu tư trên thế giới./.
TTXVN