Thứ Ba, 15/10/2024
Thế giới
Thứ Bảy, 23/4/2011 18:45'(GMT+7)

Buôn lậu cổ vật: 90% di sản khảo cổ học của châu Phi ở châu Âu

Trong những cổ vật bị mất, quý giá nhất là bức tượng Pharaoh Akhenaten, bằng đá vôi, đang đứng nâng bàn lễ vật.

Trong những cổ vật bị mất, quý giá nhất là bức tượng Pharaoh Akhenaten, bằng đá vôi, đang đứng nâng bàn lễ vật.

Bắt đầu từ năm 1960, một thị trường buôn bán đổ cổ lớn đã phát triển. Luôn có các nhà buôn đi khắp châu Phi lùng mua cổ vật với giá rẻ mạt để bán lại ở châu Âu. Kể từ những năm 70, các Nhà nước châu Phi đã thực sự bắt đầu suy nghĩ về vấn nạn trên.

Cùng với Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO), các nước trên đã áp dụng Công ước năm 1970 nhằm ngăn chặn xuất khẩu bất hợp pháp di sản văn hóa trên và hợp tác quốc tế để bảo tồn các di sản này.
 
Hiện tượng buôn bán cổ vật bất hợp pháp phát triển trong thời kỳ thực dân, song tiếp tục hoành hành do nhiều lý do. Trước tiên, các Nhà nước không cẩn trọng, không xây bảo tàng, không đào tạo nhân lực và đề ra các phương tiện để bảo tồn di sản tại chỗ và chống lại hiện tượng buôn lậu. Buôn lậu phát sinh một phần do nhu cầu lớn từ bên ngoài. Bạn có các bộ sưu tập riêng, các bảo tàng trong phạm vi nào đó, cần tới các di sản của châu Phi. Theo dòng thời gian, chúng sẽ có giá trị trên thị trường quốc tế với các khoản tiền kếch xù.
 
Các nước tiêu thụ cổ vật của châu Phi gồm các nước phía Bắc: Pháp, Bỉ, Mỹ… Các nước giàu, nơi có rất nhiều nhà buôn, bảo tàng, nhà sưu tập, thường rất quan tâm tới các cổ vật của châu Phi. Điều này gây thiệt hại rất lớn cho châu Phi.
 
Ngày nay, người ta ước tính 90% di sản nổi tiếng của châu Phi đang ở châu Âu. Nếu chúng ta không hành động để ngăn chặn hiện tượng này, chúng ta sẽ mất tất cả. Hiện các nước châu Phi cần áp dụng các thể chế thực sự hiệu quả. Các bảo tàng tại châu Phi đang thiếu rất nhiều cổ vật./.

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất