Chủ Nhật, 10/11/2024
Kinh tế
Thứ Tư, 24/4/2019 11:46'(GMT+7)

Các giải pháp cấp bách khắc phục cảnh báo “thẻ vàng” của EC

Việt Nam cần tháo gỡ "thẻ vàng" hướng tới phát triển ngành cá bền vững. (Ảnh minh họa)

Việt Nam cần tháo gỡ "thẻ vàng" hướng tới phát triển ngành cá bền vững. (Ảnh minh họa)

Trước thực tế nêu trên, chiều 23/4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị triển khai các giải pháp cấp bách khắc phục cảnh báo “thẻ vàng” của EC đối với hải sản Việt Nam.

VẪN CÒN NHIỀU BẤT CẬP

Báo cáo tại Hội nghị, ông Nguyễn Quang Hùng, Phó tổng cục trưởng Thủy sản (Bộ NN&PTNT), cho biết: Sau khi EC cảnh báo “thẻ vàng” đối với sản phẩm khai thác hải sản của Việt Nam, nhiều giải pháp quyết liệt đã được Chính phủ, công đồng ngư dân, doanh nghiệp thủy sản đã nỗ lực triển khai thực các khuyến nghị và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, trong thực tế, hiện trạng chống khai thác IUU của Việt Nam chưa được cải thiện đáng kể. Sự chỉ đạo của các cấp, các ngành tại địa phương chưa thực sự quyết liệt, xử lý vi phạm chưa nghiêm theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Công tác thực thi pháp luật để bảo đảm việc ngăn chặn tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản trái phép tại vùng biển nước ngoài chưa hiệu quả; tình trạng tàu cá vi phạm tại vùng biển nước ngoài vẫn còn diễn biến phức tạp. Hệ thống giám sát tàu cá chưa đáp ứng được yêu cầu; công tác kiểm soát tàu cá ra vào cảng còn hạn chế; công tác xác nhận, chứng nhận sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác còn nhiều sai sót.

Nguyên nhân do các biện pháp xử phạt đối với chủ tàu, thuyền trưởng có tàu cá khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài thực hiện chưa nghiêm, nhiều địa phương chưa xử phạt hoặc xử phạt không đáng kể so với số vụ việc vi phạm. Hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát vùng biển do địa phương quản lý để xử lý các hành vi khai thác IUU trong nước chưa đáp ứng yêu cầu, nên tình trạng khai thác IUU ở vùng biển ven bờ vẫn còn diễn ra phổ biến.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, Việt Nam là quốc gia biển với 28 tỉnh duyên hải/63 tỉnh thành phố có biển, từ lâu Việt Nam đã hình thành nghề kinh tế, khái thác và thương mại về thủy sản trong đó có hải sản, góp phần quan trọng vào xuất khẩu của ngành nông nghiệp nói chung, đồng thời mang lại kết quả kinh tế cho các địa phương ven biển. Tuy nhiên, để phát triển ngành cá bền vững, có tránh nhiệm, nhiều điểm Việt Nam chưa đạt được.

CÁC GIẢI PHÁP BỀN VỮNG

Liên quan đến chín khuyến nghị của EC đối với hải sản khai thác của Việt Nam để bảo đảm khai thác một cách bền vững, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng: Về mặt tích cực, chúng ta nhìn nhận đây là cơ hội, các khuyến nghị này trùng với quyết tâm của chúng ta nhằm xây dựng nghề cá bền vững. EU cũng đã ghi nhận những kết quả của Việt Nam đã đạt được. Theo đó, những vụ vi phạm khai thác bất hợp pháp ở quốc đảo Thái Bình Dương không còn nữa. Đồng thời chúng ta cũng đã hoàn thiện một phần lớn khung khổ pháp luật.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại Hội nghị.

Tuy nhiên, còn bảy nội dung mà EC khuyến nghị Việt Nam vẫn chưa đáp ứng. Trong đó, nổi lên là tình hình tàu cá và ngư dân vi phạm khai thác hải sản trái phép ở các nước trong khu vực biển Đông vẫn còn tiếp diễn; hầu hết các hồ sơ xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thuỷ sản được kiểm tra không đáp ứng được yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, các lỗi được phát hiện trong quá trình kiểm tra phần lớn đều nằm trong lỗi hệ thống kiểm soát trong chuỗi; cơ sở vật chất hạ tầng chưa đáp ứng; nguồn nhân lực cho quản trị… còn rất nhiều vấn đề…

“Bộ NN&PTNT đã có văn bản đề nghị các địa phương tiếp tục tập trung chỉ đạo, tìm ra tồn tại, chỉ rõ nguyên nhân và đưa ra giải pháp để đáp ứng. Xây dựng nghề cá bền vững là nhiệm vụ chính, việc EC kiểm tra chỉ là một phần trong nhiệm vụ. Cố gắng tháo được “thẻ vàng” đối với thủy, hải sản, đây cũng là cơ sở để thúc đẩy phát triển kinh tế biển nói chung”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Đưa ra các giải pháp để phát triển ngành cá bền vững trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết: về phía Bộ NN&PTNT, sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng quyết định thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác IUU; tổ chức triển khai Luật Thủy sản 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, tập trung vào một số nội dung trọng tâm liên quan tới chống khai thác IUU; ban hành danh sách cảng cá chỉ định cho tàu cá nước ngoài cập cảng và cảng cá chỉ định cho tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên cập cảng; khắc phục các khó khăn để hoàn thành đồng bộ hoá cơ dữ liệu nghề cá VN-FISHBASE kết nối, vận hành thông suốt giữa Trung ương với 28 tỉnh ven biển và với các cảng cá chỉ định; hoàn thành trong tháng 5-2019…

Về phía địa phương, Bộ NN&PTNT đề nghị cần tổ chức triển khai Luật Thủy sản 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, tập trung vào một số nội dung trọng tâm liên quan tới chống khai thác IUU như: Thực hiện cấp hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản cho tàu cá, bao gồm cấp phép cho tàu dịch vụ hậu cần nghề cá ngay khi Nghị định 26/2019/NĐ-CP có hiệu lực vào ngày 25/4/2019, bảo đảm 100% tàu cá được cấp giấy phép theo quy định trước tháng 7-2019; thực hiện quy định chặt chẽ về điều kiện không cấp lại giấy phép đối với tàu cá nằm trong danh sách tàu cá IUU; thu hồi giấy phép khai thác đối với tàu khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài. Triển khai các quy định liên quan tới theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá bao gồm các quy định về nhật ký khai thác; quy định trách nhiệm của thuyền trưởng của tàu khai thác từ vùng lộng trở ra phải cập cảng chỉ định…/.

Phúc Huy (nhandan.com.vn)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất