Thứ Bảy, 21/9/2024
Pháp luật
Thứ Sáu, 9/8/2013 17:9'(GMT+7)

“Cấm cửa” game kích động bạo lực

Các doanh nghiệp kinh doanh game cần lựa chọn cho mình sản phẩm không vi phạm quy định góp phần tạo môi trường lành mạnh cho cộng đồng chơi game. Ảnh: Minh Hải

Các doanh nghiệp kinh doanh game cần lựa chọn cho mình sản phẩm không vi phạm quy định góp phần tạo môi trường lành mạnh cho cộng đồng chơi game. Ảnh: Minh Hải

Từ cuối năm 2010 đến nay, trước sự bức xúc của dư luận xã hội về những tác động xấu mà game online đem lại, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đã tạm ngừng cấp phép cung cấp dịch vụ này. Do vậy, cũng là dễ hiểu khi NĐ có hiệu lực, các doanh nghiệp (DN) kinh doanh game "thở phào nhẹ nhõm" sau ba năm chờ đợi và "nhường" doanh thu cho các DN ngoại (vì để tồn tại, họ buộc phải phát hành game không phép và đó là hành vi vi phạm pháp luật). Song, như đã kể trên, việc cấp phép đã trở lại nhưng điều kiện ràng buộc lại rất chặt chẽ. Cụ thể, tại điểm b, mục 3 Điều 32 quy định DN chỉ được cấp phép kinh doanh khi nội dung game "không có hình ảnh, âm thanh gây cảm giác ghê sợ, rùng rợn; kích động bạo lực, thú tính; dung tục, khêu gợi, kích thích dâm ô, trụy lạc vô luân, trái với truyền thống đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc; xuyên tạc, phá hoại truyền thống lịch sử". Căn cứ theo quy định này, các game có nội dung kích động bao lực (trong đó có game bắn súng) sẽ không được cấp phép mới và cả những game đã được cấp phép có thời hạn trước đó cũng có thể không được cấp phép lại.

Thực tế, cũng từ năm 2010, cơ quan quản lý một số địa phương, cụ thể là Sở TT-TT TP Hồ Chí Minh đã yêu cầu các DN dừng phát hành game có nội dung kích động bạo lực trên địa bàn. Sau đó, các DN như FPT Online đã phải dừng game "Đặc nhiệm", Vinagame - VNG phải dừng game "Biệt đội thần tốc". Thời gian qua, một số DN trong nước có ý định phát hành game bắn súng song cũng không được cơ quản lý thẩm định cấp phép… Theo Cục Quản lý phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, thời gian tới sẽ không cấp phép các game bắn súng và đơn vị sẵn sàng tư vấn cho DN để không rơi vào cảnh vi phạm khi làm thủ tục xin cấp phép game.

Như vậy, có thể thấy, căn cứ theo những quy định về game trong NĐ 72 và với những gì mà cơ quan quản lý đã công bố cho thấy những game có nội dung kích động bạo lực sẽ không được cấp phép. Do vậy, có lẽ đã đến lúc các nhà kinh doanh game trong nước (hoặc nếu tự sản xuất) nên tự tránh cho mình để không nhập khẩu các game bắn súng hoặc bạo lực. Đến đây, xin nhắc lại, tại cuộc hội thảo về quản lý game online hồi tháng 6-2013, lãnh đạo một số DN game đề xuất cơ quan quản lý nên bỏ thủ tục cấp phép, thẩm định mà nên ra bảng quy định DN game được làm gì và không làm gì, trong đó có những quy định cụ thể về cấm phát hành game như thế nào là bạo lực, vi phạm thuần phong mỹ tục… từ đó để DN có căn cứ để chọn lựa game đáp ứng được tiêu chuẩn. Với những gì mà NĐ 72 nêu như kể trên, có thể thấy đây là thông điệp để các DN kinh doanh có thể căn cứ để chọn cho mình những sản phẩm không vi phạm quy định, góp phần tạo môi trường lành mạnh cho cộng đồng người chơi, tránh đem lại những tiêu cực từ môn giải trí này.

Một vấn đề nữa, là phải kể đến vai trò của các lực lượng thanh tra trong việc rà soát, kiểm tra phát hiện và xử lý các game có nội dung kích động bạo lực trên thị trường. Có như vậy mới góp phần lành mạnh hóa thị trường game online và tạo sự công bằng cho các DN kinh doanh chân chính.


Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất