Chủ Nhật, 22/9/2024
Pháp luật
Thứ Ba, 14/8/2012 10:54'(GMT+7)

Cảnh báo hình thức lừa đảo thương mại trên mạng in-tơ-nét

Tuy nhiên, do tâm lý chủ quan, hám lợi, nghiệp vụ ngoại thương hạn chế cho nên vẫn có nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam bị lừa tiền.

Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á khuyến cáo: phong cách kinh doanh của các đối tác châu Phi là gặp mặt và trao đổi trực tiếp, tận mắt nhìn thấy hàng hóa trước khi quyết định mua hàng. Hình thức giao dịch thông qua thương mại điện tử chưa phổ biến và cơ sở hạ tầng của các nước châu Phi cũng chưa đáp ứng được cho hoạt động thương mại điện tử. Nếu đối tác nào chỉ chấp nhận giao dịch thông qua in-tơ-nét mà không gặp gỡ trực tiếp, nhiều khả năng là lừa đảo. Hình thức lừa đảo phổ biến thường được các đối tượng áp dụng là yêu cầu DN Việt Nam đặt cọc hoặc trả trước những chi phí như: phí nhập khẩu, phí giao dịch, phí trúng thầu, phí bảo lãnh hợp đồng của Bộ Tư pháp, Tòa án tối cao... Các đối tượng lừa đảo còn núp dưới danh nghĩa các tổ chức chính phủ hoặc phi chính phủ. Sau khi nhận được các khoản phí này, đối tượng cắt đứt mọi liên lạc với DN Việt Nam.

Ðể mở rộng thị trường sang châu Phi, DN cần tham gia các hội thảo, diễn đàn DN, các hội chợ thương mại tổ chức tại châu Phi, các đoàn xúc tiến thương mại do các bộ, ngành tổ chức hoặc trực tiếp đi khảo sát tìm hiểu thị trường, đồng thời nhờ các Thương vụ của Việt Nam ở châu Phi hoặc các DN quen giới thiệu đối tác uy tín. DN không nên tìm kiếm khách hàng qua mạng in-tơ-nét. Ðể xác minh đối tác nước ngoài, DN cần đề nghị đối tác cung cấp địa chỉ đầy đủ bao gồm cả giấy phép đăng ký kinh doanh, thẻ xuất nhập khẩu và địa chỉ ngân hàng nơi DN đó mở tài khoản và gửi cho Thương vụ Việt Nam tại châu Phi hoặc gửi về Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công thương) để xác minh trước khi tiến hành giao dịch.

Theo Nhân Dân

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất