Thứ Bảy, 23/11/2024
Sức khỏe
Thứ Ba, 12/3/2013 14:11'(GMT+7)

“Chăm sóc và Giáo dục trẻ Tự kỷ ở Việt Nam - Thực trạng và Triển vọng”

Từ ngày 12-13/3/2013, Viện khoa học giáo dục Việt Nam phối hợp với Tổ chức Autism Speaks (Tự Kỷ Lên tiếng) tổ chức Hội thảo “Chăm sóc và Giáo dục trẻ Tự kỷ ở Việt Nam - Thực trạng và Triển vọng. Tự kỷ đã trở thành một vấn đề mang tính xã hội, phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây  Anh, Mỹ, Úc...Ở những nước này, khuyết tật tự kỷ đã được xã hội hoá và hầu như mọi công dân đều có những hiểu biết nhất định về rối loạn tự kỷ. Ở Việt Nam, đây là một lĩnh vực mới mẻ, chưa có nhiều công trình nghiên cứu. Các chính sách về hỗ trợ xã phúc lợi xã hội cho trẻ khuyết tật vẫn còn tồn tại những hạn chế trong hệ thống giáo dục và can thiệp. Số trẻ tự kỷ được hưởng các loại hình giáo dục đặc biệt chưa nhiều, kể cả các thành phố lớn như Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh.

Ở Việt Nam cho đến nay chưa có số liệu chính thức về tỷ lệ mắc hội chứng tự kỷ. Theo Nghiên cứu mô hình tàn tật ở trẻ em của khoa Phục hồi Chức năng Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2000-2007 cho thấy: số lượng trẻ được chuẩn đoán và điều trị tự kỷ ngày càng dông. Số trẻ tự kỷ đến khám năm 2007 tăng gấp 50 lần so với năm 2000. Số trẻ tự kỷ đến điều trị năm 2007 gấp 33 lần so với năm 2000. Xu thế mắc tự kỷ tăng nhanh từ 122%-268% trong giai đoạn 2004-2007 so với năm 2000. Theo thống kê tại Bệnh viện Nhi đồng I tại thành phố Hồ Chí Minh, nếu năm 2000, bệnh viện chỉ điều trị cho 2 bệnh nhân tự kỷ thì năm 2004, con số này lên tới 170 trẻ, năm 2008 là 324 trẻ, trong đó tự kỷ điển hình là 110, tự kỷ không điển hình là 206, hội chứng Asperger là 8.


 
 Giờ học của trẻ tự kỷ tại trung tâm Phúc Tuệ (Hà Nội) (Ảnh: TH)

Có thể thấy, số lượng trẻ tự kỷ ở Việt Nam đang ngày một gia tăng. Tuy nhiên, trẻ được phát hiện và chuẩn đoán tự kỷ khá muộn, phần đông trẻ được phát hiện và chuẩn đoán khi đã quá 2 tuổi. Các cán bộ đánh giá, cán bộ quản lý và cha mẹ đã nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của việc đánh giá để lập kế hoạch giáo dục đối với trẻ tự kỷ nhưng các hình thức đánh giá và phương pháp, công cụ đánh giá còn thô sơ, không thống nhất giữa các địa phương và cơ sở thực hiện.

Tại hội thảo “Chăm sóc và Giáo dục trẻ Tự kỷ ở Việt Nam - Thực trạng và Triển vọng”, các đại biểu đã tập trung trao đổi, nghiên cứu thảo luận các kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm, sáng kiến trong giáo dục trẻ tự kỷ ở Việt Nam và nước ngoài theo 5 chủ đề sau: Chính sách giáo dục cho trẻ Tự kỷ, Phát hiện sớm và can thiệp sớm, Chẩn đoán và đánh giá trẻ Tự kỷ, Hỗ trợ trẻ Tự kỷ trong trường hòa nhập, Các xu hướng nghiên cứu mới nhất về trẻ Tự kỷ và giáo dục trẻ Tự kỷ.

Các kết quả của hội thảo sẽ là tiền đề để thiết lập mạng lưới hợp tác, phối hợp giữa các tổ chức quốc tế và Chính phủ Việt nam, chuyên gia, giáo viên trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt và phụ huynh để phát triển và thực hiện các giải pháp giáo dục khả thi, hiệu quả và bền vững cho trẻ tự kỷ.

Trong khuôn khổ của Hội thảo, sẽ có khoá tập huấn bồi dưỡng kiến thức về Chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỷ từ ngày 14-16/3/2013.

Thu Hằng
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất