Mục tiêu tổng quát của Đề án đến năm 2020 là từng bước thích
ứng với biến đổi khí hậu, chủ động hơn trong phòng, tránh thiên tai, giảm nhẹ
cường độ phát thải khí nhà kính; tạo bước chuyển biến cơ bản về khai thác hợp
lý, sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên; kiềm chế mức độ gia tăng
ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lượng môi trường
sống, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi
trường.
Trong phiên họp thường kỳ tháng 2/2013 ngày 28/2, Chính phủ đã nghe và thảo luận
về dự thảo Đề án chủ trương, giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu,
đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường.
Nước ta diện tích tự nhiên không lớn, dân số đông, là quốc gia ven biển, dễ bị
tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng. Bên
cạnh đó, ở nước ta, biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, triều cường gây ngập
lụt ở một số thành phố ven biển, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, thiên
tai thất thường cực đoan hơn. Tài nguyên chưa được sử dụng hợp lý, hiệu quả, còn
lãng phí. Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, suy giảm rừng và đa dạng sinh
học mặc dù được kiềm chế nhưng vẫn tiếp tục tăng.
Xung đột giữa bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường với khai
thác tài nguyên, phát triển kinh tế gia tăng, ở một số nơi trở nên gay gắt. Biến
đổi khí hậu, suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học
ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội, mọi đối tượng, nhất là những đối
tượng dễ bị tổn thương trong xã hội, dân nghèo vùng sâu, vùng xa.
Vì vậy, việc xây dựng Đề án là cần thiết.
Về phạm vi, Đề án tập trung đánh giá tình hình, làm rõ nguyên
nhân và đề ra chủ trương, giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, tránh
và giảm nhẹ thiên tai; bảo vệ tài nguyên đất, nước, khoáng sản, rừng, nguồn lợi
thủy sản và bảo vệ môi trường.
Bảo vệ tài nguyên trong Đề án được hiểu bao gồm quản lý khai
thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững, gìn giữ, bảo tồn và phát triển tài
nguyên.
Mục tiêu tổng quát của Đề án đến năm 2020 là từng bước thích
ứng với biến đổi khí hậu, chủ động hơn trong phòng, tránh thiên tai, giảm nhẹ
cường độ phát thải khí nhà kính; tạo bước chuyển biến cơ bản về khai thác hợp
lý, sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên; kiềm chế mức độ gia tăng
ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lượng môi trường
sống, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi
trường.
Đề án đã đề ra những mục tiêu cụ thể đến năm 2020 liên quan đến
nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Các giải pháp chủ yếu được đề án đề cập bao gồm: Tăng cường
công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền; đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức chủ động ứng phó
với biến đổi khí hậu; tự giác sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường;
đổi mới, hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách để chủ động ứng phó với biến
đổi khí hậu và bảo vệ tài nguyên, môi trường; tăng cường huy động nguồn lực tài
chính cho ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;
phát huy vai trò của khoa học công nghệ, đẩy mạnh hợp tác hội nhập quốc tế và mở
rộng đối tác chiến lược trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên
và bảo vệ môi trường;…
Khẳng định việc xây dựng Đề án là cần thiết, ý kiến đóng góp
của thành viên Chính phủ cho rằng, Đề án cần quan tâm, đề ra các giải pháp hiệu
quả hiệu quả hơn trong huy động các nguồn lực cũng như xem xét các cơ chế, chính
sách huy động cả xã hội và huy động tối đa sự hợp tác, hỗ trợ của cộng đồng quốc
tế tham gia thực hiện. Bên cạnh đó, Đề án cũng cần sắp xếp, xác định các mục
tiêu cần ưu tiên thực hiện.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường
tiếp thu các ý kiến đóng góp của các thành viên Chính phủ, phối hợp chặt chẽ với
các Bộ, ngành hữu quan để tiếp tục bổ sung, xây dựng và sớm hoàn thiện Đề
án./.
(Theo: VGP)