Thứ Sáu, 18/10/2024
Ban Tuyên giáo Trung ương
Thứ Sáu, 3/1/2020 10:51'(GMT+7)

Chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Đồng chí Lê Mạnh Hùng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì Hội nghị.

Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Tại Hội nghị, TS Cao Đức Phát, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương quán triệt Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về “Một số chủ trương, chính sách, chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0)”. 

“CMCN 4.0 là một xu thế lớn đang diễn ra trên toàn thế giới với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ mà nòng cốt là công nghệ số làm thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ hầu hết các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, đời sống văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh; tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với tất cả các quốc gia”. - Đồng chí Cao Đức Phát nhấn mạnh. 

 CMCN 4.0 hình thành dựa trên nền tảng của cách mạng số và kết hợp nhiều công nghệ. Chính trị sự hòa trộn của các công nghệ này và sự tương tác của chúng trong tất cả các lĩnh vực của thế giới thực, thế giới số và thế giới sinh học đã làm nên sự khác biệt căn bản của cách mạng công nghiệp 4.0.

 Tuy nhiên, bên cạnh những mặt được, đồng chí Cao Đức Phát cũng cho biết, mức độ chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0 của các doanh nghiệp nước ta còn thấp.  “Theo điều tra của Bộ Công thương, năm 2018 81,3% DN chưa có chiến lược tiếp cận CMCN 4.0, mức độ sẵn sàng 0,14/5. Năm 2018 WEF xếp VN vào nhóm sẵn sàng thấp. Quá trình chuyển đổi số quốc gia còn chậm, thiếu chủ động.Kinh tế số có quy mô còn nhỏ. Cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Việc đấu tranh với tội phạm, bảo đảm an ninh mạng còn nhiều thách thức”.

 Để chủ động tham gia CMCN 4.0, nội dung cốt lõi của chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư của nước ta là thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên tất cả các ngành, lĩnh vực và thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, trọng tâm là phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số.  

Theo đồng chí Cao Đức Phát, quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta là chủ động, tích cực tham gia cuộc CMCN 4.0 là yêu cầu tất yếu khách quan, là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của hệ thống chính trị và toàn xã hội, gắn chặt với quá trình hợp tác quốc tế sâu rộng.

Toàn cảnh Hội nghị.

 

Để chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), cần tập trung vào một số nhóm giải pháp trọng tâm như sau:

Một là, đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sự tham gia của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội. 

Trong đó, gắn các mục tiêu, nhiệm vụ tham gia cuộc CMCN 4.0 với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh của các cấp, các ngành.

Nhà nước ưu tiên chuyển giao và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ mới trong các ngành, lĩnh vực; thúc đẩy nghiên cứu khoa học, công nghệ, tạo môi trường thuận lợi và hỗ trợ có trọng tâm để người dân và doanh nghiệp là các chủ thể quyết định tham gia CMCN 4.0.

Phát huy sự tham gia có hiệu quả của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, các đối tượng chịu tác động của chính sách.

Hai là, hoàn thiện thể chế. Trong đó, hoàn thiện pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số quốc gia và phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh tế mới dựa trên nền tảng công nghệ số, Internet và không gian mạng. 

Sớm ban hành khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với các sản phẩm, công nghệ, mô hình kinh doanh mới.

Chủ động tham gia vào các khuôn khổ pháp lý khu vực và toàn cầu để phát triển kinh tế số. Hoàn thiện pháp luật, chính sách về dữ liệu. Xây dựng hành lang pháp lý cho định danh số và xác thực điện tử quốc gia; thiết lập khung danh tính số quốc gia. 

Hoàn thiện các chính sách tài chính, sửa đổi các quy định về đầu tư. 

Tạo lập hành lang pháp lý cho việc triển khai các mô hình lao động, việc làm mới.

Xây dựng và triển khai Chiến lược quốc gia về phát triển các doanh nghiệp công nghệ. Hoàn thiện khung pháp lý về phát triển đô thị thông minh.

Toàn cảnh Hội nghị.

Toàn cảnh Hội nghị.

Ba là, chính sách phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu như: Triển khai băng thông rộng chất lượng cao trên phạm vi toàn quốc; Xây dựng và phát triển hạ tầng dữ liệu quốc gia; Quy hoạch xây dựng hạ tầng thanh toán số quốc gia; Đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật bảo đảm an toàn, an ninh mạng; Nâng cấp hạ tầng các ngành, lĩnh vực quan trọng, thiết yếu đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu áp dụng công nghệ của cuộc CMCN 4.0, trước hết là hạ tầng năng lượng và giao thông. Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia.


Bốn là, chính sách phát triển và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia
. Cụ thể là:

Xây dựng và phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia. Phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm, trường đại học và viện nghiên cứu là chủ thể nghiên cứu mạnh.

Ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia làm nền tảng cho việc ứng dụng và phát triển các công nghệ cốt lõi của cuộc CMCN lần thứ tư trong sản xuất và đời sống. Xây dựng và triển khai các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, thực hiện chuyển đổi số.

Hoàn thiện mô hình và cơ chế, chính sách để tạo sự phát triển đột phá đối với các khu công nghệ cao. Phát triển các khu đô thị sáng tạo đạt đẳng cấp quốc tế. 

Thành lập các trung tâm khởi nghiệp sáng tạo quốc gia, trước mắt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm là, chính sách phát triển nguồn nhân lực, rà soát tổng thể, thực hiện đổi mới nội dung và chương trình giáo dục, đào tạo; đưa vào chương trình giáo dục phổ thông nội dung kỹ năng số và ngoại ngữ tối thiểu. Đổi mới cách dạy và học trên cơ sở áp dụng công nghệ số. Khuyến khích các mô hình giáo dục, đào tạo mới dựa trên các nền tảng số.

Có cơ chế khuyến khích và ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp công nghệ tham gia trực tiếp vào quá trình giáo dục và đào tạo phục vụ cho nền kinh tế số.

Phát triển mạnh đào tạo nghề và hỗ trợ đào tạo kỹ năng cho chuyển đổi công việc. 

Hình thành mạng học tập mở của người Việt Nam. Thực hiện theo lộ trình phổ cập kỹ năng số, kỹ năng bảo đảm an toàn, an ninh mạng đạt trình độ cơ bản cho người dân.

Sáu là, chính sách phát triển các ngành và công nghệ ưu tiên. 

Trong đó, tập trung phát triển các ngành ưu tiên có mức độ sẵn sàng cao như: (1) Công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông; (2) An toàn, an ninh mạng; (3) Công nghiệp chế tạo thông minh; (4) Tài chính - ngân hàng; (5) Thương mại điện tử; (6) Nông nghiệp số; (7) Du lịch số; (8) Công nghiệp văn hoá số; (9) Y tế; (10) Giáo dục và đào tạo.

Bảy là, chính sách hội nhập quốc tế. Đó là:

Chủ động tham gia mạng lưới đổi mới sáng tạo toàn cầu.

Đẩy mạnh thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ nước ngoài và các đối tác quốc tế cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo, chuyển giao công nghệ.

Hoàn thiện luật pháp, chính sách về FDI theo hướng nâng cao tiêu chuẩn công nghệ, khuyến khích hình thức liên doanh và tăng cường liên kết, chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp FDI; quản lý chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên quốc gia.

Ưu tiên nguồn lực cho nghiên cứu trọng về các công nghệ ưu tiên: (1) Công nghệ thông tin và truyền thông, (2) cơ điện tử, (3) công nghệ mới trong lĩnh vực năng lượng, (4) trí tuệ nhân tạo, (5) công nghệ sinh học, (6) điện tử y sinh.

Tám là, chính sách thúc đẩy chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội.

Tiên phong thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong các cơ quan đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm thống nhất, kết nối liên thông và đồng bộ.

Xây dựng cơ sở dữ liệu số của Chính phủ và các cấp chính quyền, tạo điều kiện để mọi công dân có thể cập nhật thông tin cần thiết về hoạt động của bộ máy nhà nước. 

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu của cuộc CMCN 4.0.

Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước.

Thu Hằng


Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất