Thứ Năm, 12/12/2024
Thời sự - Chính trị
Thứ Ba, 7/3/2023 19:22'(GMT+7)

Chủ tịch Quốc hội tiếp lãnh đạo Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và ông Ichikawa Hide, Cố vấn cấp cao Tập đoàn Resonac Holdings, đồng Chủ tịch Ủy ban kinh tế Nhật Việt, trưởng đoàn. (Ảnh: TTXVN)

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và ông Ichikawa Hide, Cố vấn cấp cao Tập đoàn Resonac Holdings, đồng Chủ tịch Ủy ban kinh tế Nhật Việt, trưởng đoàn. (Ảnh: TTXVN)

Tại cuộc tiếp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao việc đoàn công tác sang thăm, làm việc tại Việt Nam trong năm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.

Vui mừng nhận thấy quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng giữa Việt Nam và Nhật Bản đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và toàn diện với sự tin cậy chính trị cao, Chủ tịch Quốc hội đồng thời đánh giá cao vai trò của Keidanren và lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp Nhật Bản trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước.

Đại diện Keidanren trân trọng cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã dành thời gian tiếp và chia sẻ một số kết quả nổi bật của Hội thảo kinh tế cấp cao Việt Nam-Nhật Bản, trong đó hội thảo đã xem xét, đánh giá toàn diện những kết quả đã đạt được trong việc thực hiện Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản, đặc biệt là trong giai đoạn 8.

Nhấn mạnh những kết quả đó có sự đóng góp, hỗ trợ quan trọng của Quốc hội và cá nhân Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, đại diện Keidanren bày tỏ cảm ơn Quốc hội Việt Nam đã rất quan tâm tới việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, giúp các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam ngày càng phát triển; đồng thời mong Quốc hội và Chính phủ Việt Nam tiếp tục đồng hành, ủng hộ các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam.

Chu tich Quoc hoi tiep lanh dao Lien doan cac to chuc kinh te Nhat Ban hinh anh 2Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chụp ảnh lưu niệm với đại biểu. (Ảnh: TTXVN)

Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao kết quả chương trình hành động giai đoạn 8 trong khuôn khổ Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản với việc đã triển khai thực hiện được 84 tiểu mục, trong đó có những nội dung liên quan tới luật pháp như sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp.

Cho rằng Việt Nam và Nhật Bản hoàn toàn có cơ hội tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa hợp tác thương mại, đầu tư trong thời gian tới, đặc biệt là trong tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, khó lường như hiện nay, Chủ tịch Quốc hội đồng thời khẳng định lại cam kết của Quốc hội và Chính phủ Việt Nam tiếp tục kiên định cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hoàn thiện khung khổ pháp luật, chính sách, tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư, trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài, đầu tư sản xuất, kinh doanh thuận lợi tại Việt Nam.

Thời gian qua, Quốc hội Việt Nam đã có những quyết sách rất kịp thời, đặc biệt là trong phòng, chống dịch COVID-19; quyết định các gói chính sách tài khoá, tiền tệ kích thích phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội với quy mô hơn 8% GDP.

Nhờ vậy, kinh tế Việt Nam nhanh chóng phục hồi, tạo thuận lợi cho cả doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động. Cùng với đó, Quốc hội Việt Nam đã tổ chức nhiều kỳ họp bất thường để quyết định nhiều vấn đề cấp bách đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Thời gian tới, Quốc hội Việt Nam sẽ xem xét, sửa đổi hoặc ban hành mới một số luật rất quan trọng như: Luật Đất đai năm 2013 (hiện dự thảo Luật đang được lấy ý kiến nhân dân), Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Phát triển công nghiệp…

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Keidanren cùng các doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm, đóng góp ý kiến với Quốc hội Việt Nam trong quá trình xem xét các dự luật này.

Để việc triển khai giai đoạn 9 khuôn khổ Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản, Chủ tịch Quốc hội đề xuất 4 nhóm vấn đề gồm: kết nối chiến lược phát triển hai nền kinh tế, các khung khổ luật pháp và chính sách của hai nước; hợp tác phát triển kết cấu hạ tầng, bao gồm cả hạ tầng cho chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng công bằng, hạ tầng giao thông…; kết nối tăng cường năng lực sản xuất của mỗi nước thông qua kết nối doanh nghiệp để hình thành chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu; kết nối trong phát triển nguồn nhân lực.

Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội mong Keidanren cũng như các doanh nghiệp Nhật Bản có tiếng nói với Quốc hội và Chính phủ Nhật Bản trong việc thúc đẩy hợp tác về lao động giữa hai nước.

Việt Nam và Nhật Bản chưa có hợp tác về lao động đúng nghĩa theo quy định của pháp luật về lao động mỗi nước mà mới chỉ hợp tác về tu nghiệp sinh, trong khi nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp Nhật Bản rất lớn. Việt Nam cũng đã hợp tác rất thành công với nhiều nước trong lĩnh vực lao động.

Chủ tịch Quốc hội bày tỏ tin tưởng với quyết tâm chính trị của lãnh đạo hai nước, sự ủng hộ, góp sức của các doanh nghiệp Nhật Bản, hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư song phương sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân và các doanh nghiệp hai nước, thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng châu Á Việt Nam - Nhật Bản ngày càng phát triển.

Chu tich Quoc hoi tiep lanh dao Lien doan cac to chuc kinh te Nhat Ban hinh anh 3Quang cảnh buổi tiếp. (Ảnh: TTXVN)

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đại diện Keidanren nêu rõ đây là hai vấn đề mà cả Việt Nam và Nhật Bản đều rất quan tâm. Các doanh nghiệp Nhật Bản coi Việt Nam là đất nước hấp dẫn với nguồn nhân lực trẻ, có trình độ cao, thị trường lớn.

Cho rằng doanh nghiệp hai nước đang cùng phải đứng trước thách thức, khó khăn rất lớn trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động khó lường, đại diện Keidanren khẳng định sẽ cùng các doanh nghiệp Nhật Bản nỗ lực hết sức mình đóng góp cho sự phát triển của cả Việt Nam và Nhật Bản trong thời gian tới, góp phần cùng Chính phủ Việt Nam thực hiện các mục tiêu đã đề ra./.

TTXVN

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất