Thứ Ba, 26/11/2024
Tin hoạt động
Thứ Hai, 6/4/2009 12:52'(GMT+7)

Chung kết Dân ca Việt Nam: Dùng dằng câu Quan họ

Các vị Lãnh đạo trao giải A cho các nghệ nhân, diễn viên.

Các vị Lãnh đạo trao giải A cho các nghệ nhân, diễn viên.

Gạt bỏ sang một bên sự đua tranh thường thấy của các cuộc thi, thay vào đó là sự hân hoan, thân thiện giữa các nghệ nhân, từ những cụ già ngót nghét tám mươi đến các em nhỏ đang ở độ tuổi thiếu niên. Tất cả họ đều thể hiện tình yêu mãnh liệt đối với dân ca của mình, và chỉ cần được hát, được múa, được xuất hiện trên sân khấu là họ đã rất vui, và vì thế, cho dù có người mới chỉ khiêm tốn đoạt giải khuyến khích đến những nghệ nhận đoạt giải A, giải B… thì tất cả đều hồ hởi, phấn khởi. Liên hoan trở thành ngày hội tưng bừng dành cho những trái tim yêu dân ca đến từ các làng quê vùng đồng bằng Trung du Bắc Bộ.

Theo đánnh giá của Hội đồng nghệ thuật, các tiết mục tham gia Liên hoan đều xuất sắc và có sự đầu tư kỹ càng về tập luyện. Sự nghiêm túc trong việc bảo tồn, gì giữ và phát huy những giá trị truyền thống qua các làn điệu dân ca cổ được các nghệ nhân thể hiện đã chinh phục Hội đồng nghệ thuật và những khán giả yêu dân ca. Có những làn điệu xuất hiện từ cách đây hàng trăm năm, và đến nay chưa có dị bản đã được các nghệ nhân gìn giữ, nâng niu, trân trọng như Hát Dóng của các nghệ nhân Thái Bình. Hát Sinh, lão, bệnh, tử của những nghệ nhân đến từ Lục Ngạn - Bắc Giang…

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Từ trên xuống dưới: Các tiết mục nhận giải B và giải C


Có một điều khá thú vị, nếu như 2 lần Liên hoan trước, sự xuất hiện của các nghệ nhân cao tuổi được coi là những nhân tố đặc biệt thì lần này, điều đó lại thuộc về các em thiếu niên, thế hệ măng non - chủ nhân đất nước trong tương lai. Điều này cho thấy, việc bảo tồn và phát huy những làn điệu dân ca cổ được các nghệ nhân rất quan tâm, họ đã có công truyền lại cho các thế hệ sau để tránh việc thất truyền những vốn cổ quý báu. Và vì thế, khán giả không mấy ngạc nhiên khi 2 giải A - giải cao nhất của Liên hoan đã thuộc về một tiết mục Quan họ của các nghệ nhân già và một tiết mục Ca trù của "ca nương" Kiều Anh mới tròn 15 tuổi.

Ảnh minh họa
Giáo sư Tô Ngọc Thanh - Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật: Đây là sự khởi đầu hết sức ngoạn mục của 6 khu vực trong Liên hoan dân ca Việt Nam năm nay. So với 2 lần trước thì năm nay chất lượng cao hơn hẳn. Các nghệ nhân có trình độ hiểu biết và thể hiện dân ca rất tinh tế, có chiều sâu. Lứa tuổi nghệ nhân đã trẻ hơn. Những tài năng đang nằm ở lứa tuổi trên dưới 40, và bắt đầu lộ diện những tài năng “nhí”, đó là điều tốt cho tương lai âm nhạc.

Liền chị Nguyễn Thị Sang và Nguyễn Thị Thềm đã đoạt giải A với tiết mục quan họ lời cổ Bóng xế dãi thềm. Hai liền chị này đến từ làng Diềm - “thuỷ tổ” của quan họ, nơi mà tất cả các người dân đều biết hát quan họ, từ người già đến trẻ em. Với lối hát dung dị và kỹ thuật “vang, rền, nền, nảy” ở mức “mẫu mực”, hai chị không khó khăn để chinh phục Hội đồng nghệ thuật, nhưng trên hết, là sự biểu diễn say đắm nhưng hồn nhiên, vô tư đã nhận được sự cổ vũ của các nghệ nhân đến từ những địa phương khác.

Em Nguyễn Kiều Anh đến từ Thủ đô Hà Nội đã xuất sắc đoạt giải A còn lại với làn điệu Ca trù lời cổ có tên Hát nói dở gửi thư. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống 7 đời hát ca trù, Kiều Anh xuất hiện trên sân khấu như một ca nương đích thực bên cạnh người cha trong vai trò giữ trống chầu và người bác ruột đệm đàn cho cô hát. Giọng hát của Kiều Anh được đánh giá là rất đặc biệt và cô sẽ là một trong những ca nương hát ca trù xuất sắc trong tương lai.

Có 4 giải B được trao cho các tiết mục, đây là những phần trình diễn được đánh giá không hề kém cạnh các giải A. Em Quách Thị Hồng Xiêm - 16 tuổi đến từ Thái Bình đã mang đến Liên hoan tiết mục Chèo làng Khuốc nổi danh. Đôi liền anh Nguyễn Phú Hiệp và Nguyễn Đăng Nam của Bắc Giang đã mang đến Liên hoan một làn điệu Quan họ cổ có tên Tuấn Khanh. Chàng trai trẻ Quốc Phòng sinh năm 1988 đến từ Thủ đô Hà Nội đã khiến khán giả ngạc nhiên bởi giọng hát ngọt, trầm ấm qua làn điệu Xẩm 36 phố phường đầy cuốn hút. Cũng hấp dẫn không kém là màn hát văn đầy “lửa” của diễn viên Trịnh Văn La đến từ Nam Định, cũng là một giọng ca thế hệ 8X nhưng lại yêu dân ca một cách cháy bỏng.

Các tiết mục đoạt giải C cũng tạo được nhiều dấu ấn cho khán giả Kinh Bắc. Chính vì vậy sau khi kết thúc lễ trao giải, khán giả đã tràn lên sân khấu, hát cùng các liền anh, liền chị Quan họ bài Người ở đừng về, Đến hẹn lại lên. Câu hát dùng dằng, lưu luyến như lời hẹn gặp lại một ngày gần nhất, các nghệ nhân lại được dịp gặp nhau. Có thể không chỉ ở các Hội diễn, Liên hoan mà đơn giản họ sẽ làm khách của nhau trong các Hội làng, Hội xuân mà ở đó, những câu hát vang lên từ sáng sớm đến đêm khuya, bởi dân ca đã ngấm vào máu của những người nông dân và được tryền từ đời này sang đời khác.

Kết quả Liên hoan dân ca 2009 khu vực Đồng bằng trung du Bắc Bộ

Giải A

1. Ca trù: Hát nói dở gửi thư: Nguyễn Kiều Anh (Hà Nội)

2. Qan họ: Bóng xế dãi thềm: Nguyễn Thị Sang, Nguyễn Thị Thềm (Bắc Ninh)

Giải B:

1. Chèo Khuốc: Tuyết dạt sông Thương: Quách Thị Hồng Xiêm (Thái Bình)

2. Quan họ: Tuấn Khanh: Nguyễn Phú Hiệp, Nguyễn Đăng Nam (Bắc Giang)

3. Hát văn: Giá chầu đệ nhị Thượng Ngàn: Trịnh Văn La (Nam Định)

4. Hát xẩm:  Xẩm: Xẩm 36 phố phường: Quốc Phòng (Hà Nội).

Giải C:

1. Chèo: Lại Say (Hải Dương)
2. Dân ca Hà Nam: Mái hò 2 (Hà Nam)
3. Hát trống quân: Đối đáp trống quân (Hưng Yên)
4. Hát xoan: Quả đối dãy cách (Phú Thọ)
5. Chèo: Phú Lưu Bình (Vĩnh Phúc)
6. Dân ca Hà Nam: Cái duyên (Hà Nam)

Còn lại 20 tiết mục khác được nhận Bằng khen của Ban tổ chức.

Một số hình ảnh trong đêm chung kết trao giải:

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa


Ảnh minh họa


Ảnh minh họa


Ảnh minh họa


Ảnh minh họa

(Theo VnMedia)
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất