(TG) - Mô hình này mang tính lịch sử, xã hội và sự vận dụng còn phụ thuộc vào truyền thống văn hóa, điều kiện lịch sử, quan hệ cũng như tương quan lực lượng giữa các giai cấp và trong từng giai cấp trong xã hội. Cho nên, chưa nên và không nên vận dụng vào Việt Nam hiện nay
Hiện nay, nguyên tắc phân
quyền được áp dụng
trong tổ chức bộ máy
nhà nước của một số nước trên
thế giới nhưng mức độ áp dụng
không hoàn toàn giống nhau.
Những nước theo chế độ cộng
hòa tổng thống thường áp dụng
triệt để nguyên tắc phân quyền
theo quan điểm của tam quyền
phân lập. Trong khi đó các nước
theo chính thể cộng hòa đại nghị
hoặc quân chủ đại nghị thường
áp dụng nguyên tắc phân quyền
mềm dẻo hơn. Theo đó, có sự
dung hợp quyền lực giữa cơ quan
lập pháp và cơ quan hành pháp.
Mô hình tam quyền phân
lập là kết quả của sự phát triển
triết học về nhà nước từ trong
lịch sử châu Âu bắt đầu từ John
Locke (1632-1704) và Charles de
Secondat Montesquieu (1689-
1755).
Mô hình tam quyền phân
lập ra đời, ban đầu nhìn chung, với
chủ trương phân quyền để chống
lại chế độ phong kiến chuyên
chế, thanh toán nạn lạm quyền,
để chính quyền không thể gây hại
cho người bị trị và bảo đảm quyền
tự do cho nhân dân. Tuy nhiên,
mô hình này mang tính lịch sử,
xã hội và sự vận dụng còn phụ
thuộc vào truyền thống văn hóa,
điều kiện lịch sử; quan hệ cũng
như tương quan lực lượng giữa
các giai cấp và trong từng giai cấp
trong xã hội. Cho nên, chưa nên
và không nên vận dụng vào Việt
Nam hiện nay, bởi các lý do sau:
Thứ nhất, quyền lực nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thống nhất, mà quyền lực
này thuộc về Nhân dân. Điều 2,
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam (Hiến pháp
2013) ghi rõ:
“1. Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của Nhân dân, do Nhân dân, vì
Nhân dân.
2. Nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm
chủ; tất cả quyền lực nhà nước
thuộc về Nhân dân mà nền tảng
là liên minh giữa giai cấp công
nhân với giai cấp nông dân và đội
ngũ trí thức.
3. Quyền lực nhà nước là
thống nhất, có sự phân công,
phối hợp, kiểm soát giữa các cơ
quan nhà nước trong việc thực
hiện các quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp”.
Khi quyền lực nhà nước
thống nhất thuộc về nhân dân
thì quyền lực này về nguyên tắc
không chia sẻ cho cá nhân hay tổ
chức nào khác. Về bản chất, các
cơ quan nhà nước khi thực hiện
các quyền lập pháp, hành pháp
và tư pháp là thực hiện các quyền
của nhân dân giao phó, ủy quyền.
Đại biểu Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
đại biểu Hội đồng nhân dân các
cấp theo quy định của Hiến pháp
2013 và Luật bầu cử đại biểu Quốc
hội và đại biểu Hội đồng nhân dân
(2015) cũng do nhân dân bầu ra
theo nguyên tắc phổ thông, bình
đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Các đại biểu Quốc hội và Hội đồng
nhân dân các cấp có trách nhiệm,
nghĩa vụ phục vụ nhân dân, thực
hiện nhiệm vụ mà nhân dân ủy
quyền. Điều 94, Hiến pháp 2013
quy định: “Chính phủ là cơ quan
hành chính nhà nước cao nhất
của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền
hành pháp, là cơ quan chấp hành
của Quốc hội. Chính phủ chịu
trách nhiệm trước Quốc hội và
báo cáo công tác trước Quốc hội,
Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ
tịch nước”. Điều 102, Hiến pháp
2013 quy định:
1. Tòa án nhân dân là cơ quan
xét xử của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện
quyền tư pháp.
2. Tòa án nhân dân gồm Tòa
án nhân dân tối cao và các Tòa án
khác do luật định.
3. Tòa án nhân dân có nhiệm
vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền
con người, quyền công dân, bảo
vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo
vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân”.
Điều 107, Hiến pháp 2013 quy
định:
“1. Viện kiểm sát nhân dân
thực hành quyền công tố, kiểm
sát hoạt động tư pháp.
2. Viện kiểm sát nhân dân
gồm Viện kiểm sát nhân dân tối
cao và các Viện kiểm sát khác do
luật định.
3. Viện kiểm sát nhân dân
có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật,
bảo vệ quyền con người, quyền
công dân, bảo vệ chế độ xã hội
chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân, góp phần
bảo đảm pháp luật được chấp
hành nghiêm chỉnh và thống
nhất”.
Như vậy, ba cơ quan lập pháp,
hành pháp và tư pháp của Nhà
nước Việt Nam đều có mục đích
duy nhất là phục vụ nhân dân.
Trên thực tế, ba cơ quan này đều
thực hiện quyền lực của nhân
dân ủy quyền. Hơn nữa, trong
Nhà nước Việt Nam có sự phân
công, phối hợp, kiểm soát giữa các
cơ quan nhà nước trong việc thực
hiện các quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp. Điều 69, Hiến pháp
2013 quy định: Quốc hội là cơ
quan đại biểu cao nhất của Nhân
dân, cơ quan quyền lực nhà nước
cao nhất của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội
thực hiện quyền lập hiến, quyền
lập pháp, quyết định các vấn đề
quan trọng của đất nước và giám
sát tối cao đối với hoạt động của
Nhà nước. Như vậy, về bản chất
quyền lực của nhân dân không
thể phân chia. Nhà nước Việt
Nam không cần tới mô hình tam
quyền phân lập bởi sự phân công,
phối hợp, kiểm soát giữa các cơ
quan nhà nước trong việc thực
hiện các quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp vì mục tiêu phục
vụ Nhân dân được bảo đảm và
thực hiện tốt.
Thứ hai, như chúng ta đều
rõ, lý luận phân quyền của J.
Locke và Ch.S. Montesquieu đều
xuất phát từ khảo sát thực tế
mô hình chính thể quân chủ lập
hiến của nước Anh thế kỷ XVII - XVIII. Lý luận phân chia quyền
lực của J. Locke được tiến hành
trong thời kỳ cách mạng của giai
cấp tư sản Anh đạt được thắng
lợi, tạo ra sự thỏa hiệp giai cấp
và phân quyền giai cấp. Từ đời
sống chính trị nước Anh, ông
quan sát đến cách thức củng
cố quyền lực nhà nước của giai
cấp tư sản, phòng trừ việc phục
hồi của thế lực phong kiến. Ông
phản đối chế độ quân chủ quyền
lực vô hạn, vì cho rằng nếu nhà
vua có toàn quyền thì quyền lợi
của mọi người sẽ bị nhà vua xâm
hại, không thể có được sự xét
xử công bằng. Tuy nhiên, ông
không chủ trương xóa bỏ triệt
để chế độ quân chủ vì cho rằng
người dân Anh không dễ gì từ bỏ
chế độ cũ, chỉ trong trường hợp
nghiêm trọng khi nhà vua lạm
dụng quyền lực thì mới đặt vấn
đề phế truất nhà vua.
Trong khi chế độ quân chủ
lập hiến của nước Anh đã được
xác lập và chế độ dân chủ nghị
viện đã bước đầu định hình thì
nền chính trị nước Pháp vẫn có
xu hướng phản động, cụ thể là
khi Luis XIV (1638-1715) lên nắm
quyền vẫn cho rằng “nhà nước
chính là ta”. Để đấu tranh chống
xu hướng độc đoán, chuyên chế
này, Ch.S. Montesquieu quyết
tâm học tập chế độ quân chủ lập
hiến của nước Anh, đả kích chế
độ chuyên chính của Pháp, đưa
ra nhiều sáng kiến cho việc cải
cách chế độ chính trị của Pháp.
Ông cũng phản đối chuyên chế
quân chủ, cho rằng trong các
nhà nước chuyên chế người ta
chẳng khác gì một sinh vật phục
tùng một sinh vật có ý chí khác,
sinh mệnh con người ở đâu cũng
giống nhau. Ông cũng không chủ
trương xóa bỏ hoàn toàn chế độ quân chủ, cho rằng nguyên tắc
của chính thể quân chủ là vinh
dự, tự trọng mà vinh dự, tự trọng
là động lực thúc đẩy các “bộ phận
của cơ thể chính trị”. Có nghĩa là
cả J. Locke và Ch.S. Montesquieu
đều nhận định chế độ quân chủ
lập hiến của Anh vừa bảo đảm
được chế độ quân chủ vừa hạn
chế được quyền lực của vua. Do
vậy đó là một thể chế chính trị
lý tưởng. Lý luận phân quyền
của các ông mặc dù về nội dung
và hình thức có những điểm
không giống nhau nhưng đều
dựa trên chế độ quân chủ lập
hiến của Anh và đều là biểu hiện
lý luận của chính thể này. Hơn
nữa, phân quyền mà cả hai ông
cùng nghiên cứu là phân quyền
giai cấp. Điều này cho thấy, tính
lịch sử và điều kiện lịch sử của
sự ra đời cũng như của việc vận
dụng mô hình tam quyền phân
lập. Ở Việt Nam hiện tại không
có những điều kiện lịch sử giống
như lịch sử nước Anh và Pháp
thế kỷ XVII-XVIII, cũng không có
nhà nước chuyên chế phong kiến
cần đánh đổ. Do vậy, không nhất
thiết và không cần phải vận dụng
mô hình tam quyền phân lập.
Thứ ba, như trên chúng ta đã
rõ, phân quyền mà cả J. Locke và
Ch.S. Montesquieu cùng nghiên
cứu là phân quyền giai cấp - phân
chia quyền lực giữa giai cấp tư
sản và giai cấp phong kiến quý
tộc đứng đầu là vua - đang “lụi
tàn”, nhưng còn rất mạnh và vẫn
chiếm vị trí quan trọng trong
lòng người dân ở các nước này
do truyền thống văn hóa và tâm
lý dân tộc. Để dung hòa, xoa dịu
mâu thuẫn và để giải quyết tương
quan lực lượng giữa hai giai cấp
này tốt nhất họ đã tìm thấy mô
hình nhà nước chính thể quân
chủ lập hiến. Mô hình này giúp
cho giai cấp tư sản lợi dụng được
truyền thống của giới quý tộc
phong kiến trong việc khơi gợi tự
hào dòng tộc, truyền thống quốc
gia. Trên cơ sở đó giúp giai cấp
tư sản tập hợp được sự nhất trí
của các giai tầng vì một dân tộc
quốc gia thống nhất. Mặt khác, về
hình thức thì giai cấp phong kiến
quý tộc vẫn còn danh dự, vẫn có
quyền lực mặc dầu chỉ là quyền
lực hình thức.
Đối với Việt Nam, giai cấp công
nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp
trí thức,v.v.. mặc dù khác nhau về
tính chất nghề nghiệp, công việc,
đặc điểm lao động, trình độ học
vấn, v.v.. nhưng nếu xét về địa
vị trong nền sản xuất xã hội, xét
về địa vị chính trị trong chế độ
chính trị - xã hội thì các giai cấp
này thống nhất và bình đẳng về
quyền lợi và nghĩa vụ như nhau,
kể cả đối với quyền lực nhà nước.
Hơn nữa, trong nội bộ mỗi giai
cấp này cũng có sự thống nhất.
Cơ sở của sự thống nhất giữa giai
cấp công nhân, nông dân và tầng
lớp trí thức ở Việt Nam cũng như
trong nội bộ từng giai cấp này
là sự thống nhất về lợi ích. Hơn nữa, lợi ích của các giai cấp này
cũng thống nhất với lợi ích của
Nhà nước Việt Nam và toàn thể
dân tộc Việt Nam. Tương quan
giữa giai cấp công nhân, nông
dân và tầng lớp trí thức cũng như
tương quan trong nội bộ từng giai
cấp như vậy không đòi hỏi phải
phân chia quyền lực nhà nước!.
Thứ tư, chúng ta đều rõ ở
phương Tây, chính phủ được
thành lập bởi nhóm thắng cử
đa số và đủ số lượng phiếu theo
luật định trong cuộc bầu cử. Nếu
thắng cử với đa số phiếu nhưng
vẫn chưa đủ thắng áp đảo theo
luật định thì nhóm thắng cử phải
liên minh với các nhóm chính
trị khác để có đủ số phiếu theo
luật định thành lập chính phủ.
Trong khi đó, có thể nhóm chính
trị khác lại thắng cử ở hạ viện
hoặc thượng viện. Nói khác đi,
ba quyền lập pháp, hành pháp
và tư pháp có thể thuộc về các
nhóm chính trị khác nhau hoặc
liên minh của các nhóm chính
trị khác nhau của các giai cấp.
Các nhóm chính trị này chỉ đại
diện cho ý chí của các nhà tài trợ
thuộc các tập đoàn tài phiệt kinh
tế, các ngân hàng lớn, các công ty
luật,v.v.. mà thôi. Trong giai cấp
thống trị có nhiều nhóm chính
trị khác nhau (chẳng hạn ở Mỹ có
tới 112 đảng, phái, nhóm chính
trị), nhưng nhóm thắng cử trong
bầu cử chỉ đại diện cho ý chí của
những nhà tài trợ. Do vậy, nếu
không kiểm soát quyền lực bằng
cách phân chia (dù chỉ là hình
thức) thì nguy cơ lạm quyền,
độc quyền, chuyên quyền bởi
các nhóm chính trị này là không
tránh khỏi. Nghĩa là từ tư tưởng
phân chia quyền lực nhà nước
giữa các giai cấp trong xã hội của
J. Locke và Ch.S. Montesquieu thì
ở phương Tây hiện đại, người ta
đã vận dụng tư tưởng này vào
phân chia quyền lực nhà nước
giữa các nhóm chính trị trong nội
bộ các giai cấp. Nghĩa là sự tương
quan lực lượng giữa các giai cấp
cũng như sự tương quan lực
lượng trong nội bộ từng giai cấp
mất cân bằng và cần đến mô hình
tam quyền phân lập để cân bằng
quyền lực.
Ở Việt Nam, như trên chúng
ta đã khẳng định, giai cấp công
nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp
trí thức,v.v.. thống nhất và bình
đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ
như nhau, kể cả đối với quyền và
nghĩa vụ trong thực hiện quyền
lực nhà nước. Các giai cấp này
chỉ có một mục tiêu duy nhất là
làm cho “dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh”.
Do vậy, không cần phải nói tới
việc phân chia quyền lực giữa các
giai cấp này cũng như trong nội
bộ từng giai cấp này. Từ đây cho
thấy, những người hô hào phải
vận dụng mô hình tam quyền
phân lập vào nhà nước Việt Nam
là những người ủng hộ đa đảng,
đa nguyên chính trị. Mà điều này
là không phù hợp thực tế Việt
Nam cả về mặt lý luận, cả về mặt
thực tiễn.
Thứ năm, tinh thần tam
quyền phân lập của J. Locke và
Ch.S. Montesquie rất phù hợp
trong điều kiện chống chế độ
quân chủ phong kiến thế kỷ
XVII-XVIII ở châu Âu nhưng vận
dụng vào điều kiện hiện nay cần
cân nhắc rất kỹ lưỡng. Chưa kể,
một số tư tưởng của họ còn hạn
chế. Chẳng hạn, J. Locke chưa
phân định rõ ràng giới hạn quyền
năng của các cơ quan nhà nước,
quyền đối ngoại mà ông nói đến
thực chất chỉ là một loại quyền
hành pháp. Do đó, ba quyền mà
ông đề cập trên thực tế chỉ là hai
quyền lập pháp và hành pháp.
J. Locke chỉ nói về phân quyền
nhưng chưa luận giải được nếu
trong quá trình thực hiện quyền
lực phát sinh mâu thuẫn hoặc
xung đột thì phải giải quyết thế
nào. Mặc dầu, Ch. S. Montesquieu
có đề cập quan hệ chế ước và cân
bằng giữa ba quyền.
Tuy nhiên, cũng chính Ch.S.
Montesquieu đã máy móc khẳng
định rằng khí hậu ảnh hưởng
đến luật pháp. Ông viết: “Ở các
vùng khí hậu khác nhau, tính
cách, tinh thần, tình cảm và
dục vọng của con người cũng
rất khác nhau. Nếu như thế thì
luật pháp cũng phải tương ứng
với sự khác nhau ấy”(1). Ông cũng
có hạn chế, thiên vị tầng lớp quý
tộc khi cho rằng cần ưu tiên cho
những người có nguồn gốc từ
quý tộc trong cơ chế bầu cử. Do
vậy, không nên tiếp thu và vận
dụng mọi tinh thần, tư tưởng của
J. Locke và Ch.S. Montesquieu
bất chấp sự khác biệt và hạn chế
của họ. Có thể chúng ta tiếp thu
những luận điểm riêng biệt tiến
bộ, phù hợp phong tục, tập quán,
văn hóa Việt Nam chứ không
thể vận dụng một cách máy móc
được. Bởi lẽ, như đã nói ở trên
điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội
cũng như phong tục, tập quán,
văn hóa của chúng ta khác với
các nước khác. Hơn nữa, tương
quan giữa các giai cấp, cũng như
tương quan trong mỗi giai cấp ở
nước ta cũng khác.
(1) Montesquieu, Bàn về tinh thần
pháp luật, Hoàng Thanh Đạm
dịch, Nxb Chính trị - Hành chính,
H, 2013, (tái bản lần thứ hai)
tr.139.
PGS.TS. Trần Văn Phòng