Thứ Năm, 10/10/2024
Đời sống
Thứ Tư, 14/7/2010 8:43'(GMT+7)

Công bằng

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Những tấm biển ghi nhận đóng góp được làm rất trang trọng, cảnh trao và nhận trước sự chứng kiến của hàng ngàn người cũng rất hoành tráng. Thậm chí tỉnh còn tặng bằng khen để ghi nhận tấm lòng của doanh nghiệp vì người nghèo. Nhưng điều trớ trêu là không ít doanh nghiệp đã diễn kịch lòng tốt khiến những người nghèo vốn rất mong đợi được sẻ chia phải tổn thương.

Một đại gia ở TP.HCM dự đêm tiệc đấu giá từ thiện và đã đấu trúng bức tranh của một ca sĩ với giá 10.000 USD. Người này sau đó yêu cầu ban tổ chức chuyển bức tranh ấy vào TP.HCM với điều kiện phải nhận được trước Tết Nguyên đán 2010 thì mới chuyển tiền trúng đấu giá vào Quỹ Vì người nghèo. Phía ban tổ chức chạy đôn chạy đáo hợp đồng xe chuyển đi mất hơn 2 triệu đồng. Vị đại gia kia vui vẻ nhận tranh nhưng mãi 6 tháng qua lại bặt vô âm tín. Tiền trúng đấu giá đến giờ vẫn còn nằm ở đâu đâu.

Trong nhiều chương trình hay lễ hội, doanh nghiệp có mối quan hệ hay chi nhánh kinh doanh tại địa phương thường được mời tham gia ủng hộ. Vì có truyền hình trực tiếp như một kênh quảng bá thương hiệu nên hầu hết đều vui vẻ nhận lời. Đa số doanh nghiệp tham gia đều thực hiện đúng lời hứa của mình, nhưng cũng có doanh nghiệp sau đó "lật kèo", quên béng lời hứa. Nhưng với người nghèo thì cơ quan chức năng hay ban tổ chức lại rơi vào thế khó, thậm chí mang tiếng là giữ lại "lòng tốt" của doanh nghiệp mà không chuyển đến tay người nghèo.

Ví như đòi nợ lòng tốt bằng văn bản không lay động được ý thức của doanh nghiệp hứa lèo, thì việc công khai danh tính các doanh nghiệp diễn kịch này trên phương tiện truyền thông cũng như khi MC xướng tên lúc truyền hình trực tiếp, có lẽ đó cũng là một cách làm công bằng nhất./.

Theo Thanh niên

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất