CPWF giới thiệu bản đồ tương tác này nhân Diễn đàn Mê Công về Nước, Lương thực và Năng lượng lần thứ ba, diễn ra tại Hà Nội trong 3 ngày kể từ 19-21/11. Diễn đàn này là sự kiện nghiên cứu, đối thoại và mạng lưới công tác hàng đầu tập trung vào nước và năng lượng ở khu vực Mê Công. Diễn đàn tập hợp trên 200 nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách, nhà phát triển thủy điện và đại diện của các tổ chức phi lợi nhuận và xã hội dân sự tham dự.
Theo TS. Kim Geheb, cố vấn trưởng về lưu vực của CPVVF ở lưu vực sông Mê Công: "Thông qua việc thể hiện thông tin về các đập đang vận hành, đang xây dựng và dự kiến về mặt không gian, đây là lần đầu tiên có một bản đồ cho biết quy mô thật sự của phát triển thủy điện ở cấp khu vực. Bản đồ này cho phép chúng ta thấy được quy mô phát triển hiện nay và dự kiến của lưu vực sông Mê Công và qua đó bản đồ cung cấp cơ sở thông tin để đối thoại về phát triển thủy điện"
Khi truy cập bản đồ trực tuyến, người dùng không chỉ thấy vị trí của các đập mà còn biết nhiều thông tin chi tiết hơn về những con đập được thể hiện trên bản đồ, như mục đích, quy mô và công suất phát điện của đập.
Các nhà nghiên cứu của CPVVF đã xây dựng bản đồ này sử dụng nhiều nguồn số liệu khác nhau. Hầu hết các đập hiện có được xác định bằng Google Earth. Ngoài ra còn có các nguồn dữ liệu khác như Uỷ hội sông Mê Công quốc tế, Ngân hàng Phát triển châu Á, Trung tâm Quản lý môi trường quốc tế và Tổ chức Sông ngòi Quốc tế. Các nhà nghiên cứu đã xây dựng bản đồ này bằng công cụ Google Fusion, cho phép lưu trữ và hiển thị số liệu qua Google Maps.
Mặc dù hiện nay bản đồ này chưa có đầy đủ số liệu, nhưng đã được xây dựng dựa trên số tiêu tốt nhất hiện có. CPVVF khuyến khích tất cả các bên liên quan đóng góp bổ sung, chỉnh sửa và góp ý cho bản đồ để nó trở thành một nguồn thông tin liên tục phát triển.
Chương trình Thách thức Nước và Lương thực (CPWF) của CGIAR được khởi xướng từ năm 2002. CPVVF nhằm tăng khả năng thích ứng của các hệ thống xã hội và sinh thái thông qua quản lý nước tốt hơn cho sản xuất lương thực (trồng trọt, thủy sản, chăn nuôi).
CPWF là một
phần của Chương trình Nghiên cứu Nước, Đất và các Hệ sinh thái (WLE) của
CGIAR. WLE kết hợp các nguồn lực của 11 trung tâm của CGIAR và nhiều
đối tác quốc tế, khu vực và trong nước nhằm cung cấp cách tiếp cận tổng
hợp cho nghiên cứu quản lý tài nguyên thiên nhiên. Mục đích của chương
trình xỏa đói giảm nghèo và cải thiện an ninh lương thực thông qua phát
triển nông nghiệp trong tự nhiên. |
Tin và ảnh: Duy Hưng