Thứ Hai, 25/11/2024
Khoa học, công nghệ
Thứ Bảy, 25/3/2017 15:8'(GMT+7)

Công nghiệp 4.0 và khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp Việt Nam

Công nghiệp 4.0 với kỳ vọng sẽ giảm chi phí hoạt động xuống 3,6% và tăng hiệu suất lên 4,1% mỗi năm. (Ảnh minh họa: KT)

Công nghiệp 4.0 với kỳ vọng sẽ giảm chi phí hoạt động xuống 3,6% và tăng hiệu suất lên 4,1% mỗi năm. (Ảnh minh họa: KT)

Từ ngày 26-28/4/ 2017, những máy móc và công nghệ nổi bật cho ngành sản xuất sẽ được trình diễn tại Trung tâm triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội thông qua phiên bản thứ 9 của “Vietnam Manufacturing Expo (VME) 2017”. Để tăng sự trải nghiệm toàn diện cho ngành sản xuất, “Vietnam Sheet Metal” và  “Triển Lãm Sản Phẩm Công Nghiệp Hỗ Trợ Việt Nam”; sẽ được tổ chức cùng với VME17. Bộ ba triển lãm này hứa hẹn mang đến hơn 200 thương hiệu hàng đầu, từ 20 quốc gia, cùng với 5 khu gian hang quốc tế đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore và Đài Loan.

Ông Isara Burintramart, Giám Đốc Điều Hành công ty Reed Tradex – đơn vị tổ chức “Vietnam Manufacturing Expo (VME) 2017”  nhấn mạnh về tính năng động của nền công nghiệp Việt Nam “Nền sản xuất của Việt Nam đã chuyển từ các danh mục sản xuất truyền thống sang các sản phẩm giá trị gia tăng cao hơn. Trong suốt 10 năm qua, chúng tôi đã chứng kiến sự tăng trưởng và thay đổi đáng kể của ngành công nghiệp Việt Nam, hiện nay vẫn đang có dấu hiệu tiếp tục phát triển, đặc biệt là trong thời đại kỷ thuật số, khi mà cả thế giới đang tiến đến kỷ nguyên ‘Công nghiệp 4.0”.

Đơn vị tổ chức cũng mạnh dạn đề xuất đưa khái niệm “Công nghiệp 4.0” vào nội dung của triển lãm. Công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sau ba đợt sóng đầu tiên bắt đầu từ cơ giới hoá với sức mạnh của hơi nước, sản xuất hàng loạt với động cơ điện và tự động hoá bằng máy tính. Được gọi bằng tên khác là nhà máy thông minh, đây là lĩnh vực đầu tư nằm trong danh sách ưu tiên của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Đây là sự kết hợp hiệu quả của các công nghệ mới xuất phát từ Mạng lưới thiết bị kết nối Internet ( IoT) đến đám mây, phân tích, robot, công nghệ in 3D và trí tuệ nhân tạo.

Với các dự án áp dụng Công nghiệp 4.0, các công ty dự tính sẽ giảm chi phí hoạt động 3.6% và tăng hiệu suất 4,1% trong một năm. Thực tế, trình độ sản xuất hiện tại của Việt Nam đang ở giai đoạn Công nghiệp 2.0 hoặc Công nghiệp 3.0, sản xuất chính vẫn ở trình độ thấp, lý giải từ việc thiếu hụt các công nghệ mới, thiếu thông tin, kỹ năng, cơ sở hạ tầng và hỗ trợ. Nhưng ngoài ra, vẫn còn một số yếu tố quyết định khác để giúp các nhà sản xuất trở thành người trong cuộc của kỷ nguyên 4.0. Ngoài sự hỗ trợ của nhà nước, phân tích dữ liệu, quản lý nền kinh tế, một yếu tố quyết định chính là nguồn nhân lực.

Trong năm 2016, có thêm 3 triệu người ở Việt Nam được sử dụng Internet, tăng con số tổng sử dụng lên 50,05 triệu, chiếm 53% dân số. Chỉ số tăng trưởng là 6 %. Số lượng người sử dụng phương tiện truyền thông xã hội tăng 31% và số người sử dụng mạng xã hội di động tăng 41%. Cho nên nguồn nhân lực của Việt Nam đã sẵn sàng để học hỏi và bước vào kỷ nguyên Công nghiệp 4.0. Cách tốt nhất để tiếp cận cuộc cách mạng 4.0 là việc phải bắt đầu, mặc dù chỉ là những bước nhỏ với việc lập ra chiến lược, dự án thí điểm, v.v ...

Năm nay, VME sẽ quay trở lại và với những công nghệ tiên tiến mang tính ứng dụng cao, tập trung vào công nghệ đo lường và lắp ráp tự động hóa, được xem là một phần quan trọng của Công Nghiệp 4.0. Các thương hiệu hàng đầu về công nghệ đo lường và lắp ráp tự động hóa, chẳng hạn như Hexagon, Nikon, Scantech, Wenzel, Misumi, Keyence, Tsubaki, Ulvac… sẽ giới thiệu những công nghiệp phục vụ sản xuất thông minh ngay tại chương trình.

Kết hợp với các công nghệ, nhà tổ chức Reed Tradex sẽ kết nối với các hiệp hội trong nước để mang đến những chủ đề, hoạt động, và chương trình hội thảo để thúc đẩy cập nhật kiến thức và kết nối kinh doanh.

Với vai trò đối tác cho Hội thảo VME17, Chủ tịch Hiệp Hội Doanh Nghiệp Cơ Khí Việt Nam (VAMI), ông Nguyễn Văn Thụ chia sẻ “Tính khả thi của “Công nghiệp 4.0”  nên bắt đầu bằng những bước nhỏ và đơn giản nhưng cần được thực hiện ngay. Thiết yếu nhất là đầu tư vào nguồn nhân lực. Sau đó các nhà sản xuất nên mạnh dạn đổi mới công nghệ. Và không thể thiếu sự hợp tác chặt chẽ để tối đa hóa hiệu quả của các doanh nghiệp, tránh đầu tư chồng chéo.”

Tại VME17, VAMI sẽ phối hợp với Reed Tradex tổ chức hội thảo “Những ứng dụng Thiết bị và Công nghệ mới trong sản xuất sản phẩm cơ khí”. Hội thảo sẽ quy tụ khoảng 100 doanh nghiệp cơ khí với các tham luận chuyên ngành cơ khí chế tạo, ứng dụng thiết bị, công nghệ mới nhằm đổi mới và nâng cao năng lực chế tạo của ngành cơ khí trong nước./.

Duy Phong

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất