Thứ Bảy, 23/11/2024
Xã hội
Thứ Năm, 27/5/2021 8:52'(GMT+7)

Công tác an toàn thực phẩm góp phần xây dựng tỉnh Quảng Ninh thành điểm đến an toàn

Một góc thành phố Hạ Long. Ảnh minh họa: baoquangninh.com.vn

Một góc thành phố Hạ Long. Ảnh minh họa: baoquangninh.com.vn

Hiện nay trên địa bàn Quảng Ninh51.013 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cần quản lý chặt chẽ; trong đó đó: cấp tỉnh quản lý 3.411 cơ sở (1.821 cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm; 937 cơ sở kinh doanh thực phẩm; 653 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống); cấp huyện, xã quản lý: 47.602 cơ sở (25.021 cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm; 13.376 cơ sở kinh doanh thực phẩm; 9.205 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống).

Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới theo tinh thần Chỉ thị số 08-CT/TW, từ năm 2010 đến nay, Quảng Ninh đã ban hành trên 234 văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh. Qua đó thấy rằng, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm được đặt ra là cấp thiết.  

Công tác thông tin, tuyên truyền đã đi đầu, vào cuộc khẩn trương, thường xuyên đã góp phần quan trọng nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về vai trò, tầm quan trọng của an toàn thực phẩm đối với sức khỏe nhân dân và sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương.

Trong giai đoạn 2012 -2021, trên hạ tầng thông tin toàn tỉnh đã thực hiện 268.881 lượt phát thanh; 19.643 phóng sự, tin bài truyền hình; 22.077 tin bài trên các trang báo mạng, báo viết.

Trung tâm Truyền thông tỉnh đã thực hiện 2.000 lượt tin bài trên tuyên truyền trên sóng phát thanh; định kỳ hàng tuầnchuyên đề như Bác sĩ của bạn, chuyên mục Tư vấn sức khỏe, duy trì chuyên đề Vì sức khỏe cộng đồng phát trên QTV 3. B

Báo Quảng Ninh điện tử và báo in hàng ngày đã đăng tải trên 4.000 tin, bài phản ánh các hoạt động về an toàn thực phẩm, nêu gương các điển hình trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển các sản phẩm nông nghiệp sạch, đồng thời giới thiệu nhiều mô hình sản xuất, địa chỉ cung cấp thực phẩm sạch, an toàn để người dân có thêm sự lựa chọn cho bữa ăn gia đình.

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị đã thực hiện trên 22.617 buổi tọa đàm, nói chuyện lồng ghép phổ biến kiến thức an toàn thực phẩm cho hàng vạn lượt đoàn viên, hội viên, nhân dân.

Công tác tuyên truyền trực quan được các cấp các ngành Quảng Ninh coi trọng. Toàn tỉnh đã thực hiện 149.746 băng zôn, phướn thả, áp phích; 1.988.942 tờ rơi, tờ gấp; 37 pano lớn; phát hành 62.117 đĩa hình, đĩa tiếng các loại; đăng 91.400 bài trên bản tin Khoa học và Đời sống; biên soạn 55.000 bộ tài liệu; phát hành trên 10.000 tài liệu tuyên truyền về bản đồ chuỗi an toàn thực phẩm;... Công khai 3 đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý phản ánh của người dân về tổ chức, cá nhân vi phạm an toàn thực phẩm.

Công tác thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm đã được các cấp chính quyền và các cơ quan quản lý chuyên ngành và các địa phương quan tâm phối hợp thực hiện, đạt nhiều kết quả. Công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, vận chuyển, mua bán thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn được thực hiện thường xuyên. Đặc biệt, trong các đợt cao điểm hằng năm như: Tết Nguyên đán, Lễ hội xuân, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, Tết Trung thu,... Ban Chỉ đạo các cấp tiến hành nhiều đợt kiểm tra, thanh tra. Giai đoạn 2012-2016, toàn tỉnh đã tổ chức thanh, kiểm tra 97.011 lượt cơ sở thực phẩm, có 79.946 cơ sở đạt yêu cầu (chiếm 82,4%). Phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 3.912 cơ sở với tổng số tiền 12.810.269.000 đồng.

Từ năm 2017 đến năm 2020, Quảng Ninh đã thanh, kiểm tra 85.096 lượt cơ sở thực phẩm, có 75.308 cơ sở đạt yêu cầu (chiếm 88,5%); phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 7.458 cơ sở với tổng số tiền xử phạt 21.094.785.000 đồng.

Ngoài ra các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất không báo trước để phát hiện kịp thời các vi phạm; kịp thời chấn chỉnh các cơ sở sản xuất, kinh doanh không đảm bảo an toàn thực phẩm. Phòng chống ngộ độc thực phẩm tích cực triển khai, do đó trong nhiều năm qua, toàn tỉnh không xảy ra ngộ độc thực phẩm lớn trên 30 người mắc, không có dịch bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

thể nói rằng, Quảng Ninh đã, đang làm tốt công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn góp phần quan trọng để mỗi người dân được thực hiện quyền cơ bản đối với mỗi con người là quyền được tiếp cận với thực phẩm an toàn. Công tác an toàn thực phẩm đãđóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khoẻ con người, nâng cao chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi; góp phần tạo nên mối quan hệ chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả lao động trong phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội; thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, xoá đói giảm nghèo, hội nhập quốc tế, đạt được các mục tiêu cơ bản mà Nghị quyết Đại hội XIII, Đại hội XIV đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã đề ra giai đoạn 2010-2020.

Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh xác định đến năm 2030xây dựng, phát triển Quảng Ninh là tỉnh kiểu mẫu giàu đẹp văn minh, hiện đại; là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện, trung tâm du lịch quốc tế, trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước, đô thị phát triển bền vững theo mô hình tăng trưởng xanh”. Đây sẽ là những định hướng rất quan trọng để xây dựng tỉnh Quảng Ninh là điểm đến an toàn, hấp dẫn cho hàng chục triệu du khách trong và ngoài nước mỗi năm.

Theo đó, công tác an toàn thực phẩm tiếp tục là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ, du lịch, phát triển kinh tế - xã hội ảnh hưởng lớn đến đời sống, sức khỏe nhân dân. Thời gian tới, để Quảng Ninh luôn là điểm đến an toàn, đòi hỏi mỗi cấp ủy, chính quyền, tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm hơn nữa trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách, nâng cao nhận thức cho nhân dân trong thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm./.

Phạm Văn Điệp

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất