Thứ Ba, 17/12/2024
Thế giới
Thứ Bảy, 15/3/2014 10:26'(GMT+7)

Crimea trước thềm trưng cầu dân ý

Ngoại trưởng Mỹ Kerry và Ngoại trưởng Ngan Sergei Lavrov tại cuộc đàm phán ở lâu đài Winfield House, London. (Nguồn: AP)

Ngoại trưởng Mỹ Kerry và Ngoại trưởng Ngan Sergei Lavrov tại cuộc đàm phán ở lâu đài Winfield House, London. (Nguồn: AP)

Nhiều nhà nghiên cứu quốc tế cho rằng,  chưa thể nói trước điều gì, nhưng những gì diễn ra trong mấy ngày qua, nhất là từ “con số không” trong cuộc gặp ngoại giao mới nhất  nhất Nga- Mỹ , sự cứng rắn, quyết liệt về quan điểm “tôn trọng quyết định của người dân Crimea” của Nga, đã phác họa dần kịch bản của Crimea.

Con đường ngoại giao của Mỹ vẫn vào ngõ cụt khi Nga vẫn trong thế thượng phong. Cuộc gặp ngày 14-3 giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov đã nói lên điều đó. Ông Kerry tìm cách thuyết phục Matxcơva can thiệp để hoãn cuộc trưng cầu ý dân ở Crimea về việc sáp nhập vào Nga ngày 16-3. Tuy nhiên các chuyên gia và quan chức phương Tây nhận định khả năng này là rất khó xảy ra. Sau cuộc gặp, ông Lavrov tuyên bố Nga sẽ tôn trọng quyết định của người dân Crimea.

Cùng ngày 14/3, Tòa án Hiến pháp của Ukraine cũng đã ra tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý tại Cộng hòa tự trị Crimea về sáp nhập vào Nga là vi hiến.

Hãng Interfax dẫn thông điệp đăng trên webiste chính thức của Tòa án Hiến pháp cho biết quyết định của tòa đồng nghĩa với việc sắc lệnh của nghị viện Crimea về cuộc trưng cầu dân ý ngày mai (16/3) mất đi hiệu lực.

Tòa ra lệnh dừng các hoạt động của ủy ban đặc biệt chuẩn bị cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea và buộc các quan chức chịu trách nghiệm phải hủy các lá phiếu và các tài liệu tuyên truyền.

Theo luật pháp Ukraine, quyết định của Tòa án Hiến pháp là bắt buộc phải thực thi và không thể kháng cáo..

 Thế nhưng trong bối cảnh thời chiến như  hiện nay thì quyết định của Tòa án Hiến pháp Ukraine dường như phần nào đó chỉ mang tính hình thức. Vì trước đó, Quốc hội, Chính phủ Crimea đã bất tuân lệnh các quyết định trước đó từ Kiev.

Cuộc trưng cầu dân ý ngày mai 16/3 sẽ vẫn diễn ra? Tuyên bố mới nhất của Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 14/3 đã khẳng định điều đó. Ông đã bác bỏ các cáo buộc của Phương Tây rằng cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea về khả năng sáp nhập vào Nga là bất hợp pháp đồng thời khẳng định cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra đúng theo kế hoạch vào ngày mai 16/3. Theo Điện Kremlin, trong cuộc điện đàm với Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, ông Putin đã "nhấn mạnh rằng quyết định tiến hành (cuộc trưng cầu dân ý) hoàn toàn phù hợp với các tiêu chuẩn luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc." Cùng ngày, hãng Interfax dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga cho biết dự thảo nghị quyết do Mỹ hậu thuẫn của Liên hợp quốc về cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea là "không thể chấp nhận được" khi nó bao gồm "lời kêu gọi bác bỏ kết quả cuộc trưng cầu dân ý" này.

Ngay bản thân Mỹ cũng lờ mờ nhận thấy hậu viễn cảnh trên. Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cũng thừa nhận điều Washington thật sự muốn là sau cuộc trưng cầu ý dân này, Nga sẽ không chính thức ra quyết định sáp nhập Crimea vào lãnh thổ nước mình. Khi đó, các bên sẽ có cơ hội đàm phán để tìm ra một giải pháp chính trị. Trước đó, Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk và Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng cho biết sẵn sàng chấp nhận việc Crimea mở rộng quyền tự trị.

 Thêm những dấu hiệu mới là Chính phủ, các nhà doanh nghiệp lớn của Nga cũng đã chuẩn bị, sẵn sàng "đón" sự trừng phạt kinh tế với Nga sau sự kiện 16/3. Tờ Guardian của Anh ngày 14/3 đưa tin các thị trường tài chính toàn cầu đêm 13/3 đã đặt trong tình trạng báo động cao liên quan cuộc khủng hoảng Ukraine trong bối cảnh có những tin đồn về việc Kremlin đã rút một lượng lớn cổ phần là trái phiếu chính phủ Mỹ ra khỏi New York.

Tin tức cho biết đã có hơn 100 tỷ USD được rút khỏi Mỹ trong tuần qua làm dấy lên những lo ngại rằng Nga đang chuẩn bị cho việc đối mặt với lệnh trừng phạt của phương Tây và đang chuyển vốn của họ tới các quỹ an toàn nằm ngoài ảnh hưởng của Mỹ.

Số tiền lớn này đã được chuyển ra khỏi các kho dự trữ của Ngân hàng Trung ương Mỹ tuần trước, giữa lúc chính quyền Tổng thống Barack Obama đang tăng cường đe dọa có các biện pháp trừng phạt đáp trả cuộc khủng hoảng gia tăng ở Đông Ukraine. 

Báo Anh cho hay Ngân hàng trung ương Nga có thể đứng đằng sau các thương vụ chuyển tiền nói trên, mặc dù một số trong giới tài phiệt Nga cũng lo ngại rằng các biện pháp trừng phạt của Washington sẽ đóng băng các khoản tiền mà họ đang gửi tại Ngân hàng trung ương Mỹ.

Alexei Miller, chủ Công ty năng lượng Gazprom, và Igor Sechin, điều hành Công ty dầu Rosneft, nằm trong số những nhà tài phiệt tại Moskva chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga sắp tới.

Thương vụ chuyển tiền nói trên được đưa ra ánh sáng sau khi Ngân hàng trung ương Mỹ đưa tin lượng trái phiếu chính phủ mà họ giữ hộ các nhà đầu tư nước ngoài trong tuần kết thúc ngày 12/3 đã giảm 105 tỷ USD, từ 2.960 tỷ USD xuống còn 2.850 tỷ USD./.



Đức Anh

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất