Thứ Bảy, 23/11/2024
Y tế - Dân số
Thứ Tư, 31/10/2018 9:35'(GMT+7)

Đảm bảo đến năm 2020 ít nhất 90% hộ cận nghèo tham gia BHYT

Theo báo cáo của Chính phủ với Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 (Báo cáo số 435/BC-CP), trong năm 2017 và 2018, Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế  chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, BHXH Việt Nam và các Bộ, Ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến BHYT, chỉ đạo thực hiện các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT nhằm đẩy nhanh lộ trình BHYT toàn dân; ban hành giá dịch vụ khám, chữa bệnh, bổ sung một số nhóm đối tượng thuộc diện chính sách xã hội được ngân sách nhà nước (NSNN) hỗ trợ mức đóng BHYT.

Tổ chức triển khai và thực hiện đồng bộ các biện pháp, giải pháp được đưa ra trong Đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 29/03/2013; Quyết định số 1584/QĐ-TTg ngày 14/09/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2015-2020; Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 28/06/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2016-2020.

Về bố trí kinh phí đóng và hỗ trợ đóng BHYT cho các đối tượng do NSNN đảm bảo, trong 02 năm, NSNN đã chi khoảng 61.530 tỷ đồng (trong đó: Năm 2016 là 28.450 tỷ đồng (chi từ sự nghiệp y tế khoảng 20.000 tỷ đồng), năm 2017 là 33.080 tỷ đồng (chi từ sự nghiệp y tế khoảng 21.000 tỷ đồng). Nhiều địa phương đã hỗ trợ thêm 30% kinh phí mua BHYT cho hộ cận nghèo.

Đến năm 2016, cả nước có 75,91 triệu người tham gia BHYT, bằng 81,9%  dân số (tăng 6,25 triệu người so với năm 2015); năm 2017 ước có khoảng 79,3 triệu người tham gia BHYT, bằng 84,9% dân số. Trong tổng số đối tượng tham gia BHYT, nhóm đối tượng được NSNN đóng, hỗ trợ mức đóng bằng khoảng 65%.

Bên cạnh những kết quả nỗ lực đạt được, Báo cáo của Chính phủ cũng nêu ra một số tồn tại khó khăn trong việc phát triển BHYT cho người nghèo, cụ thể:

Việc quy định ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng BHYT cho toàn bộ người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo theo Luật BHYT năm 2014 là chưa phù hợp, hỗ trợ chưa đúng đối tượng thực sự khó khăn và chưa khuyến khích ý thức tham gia BHYT của những người dân có điều kiện về kinh tế;

Một bộ phận người sử dụng lao động còn trốn đóng BHYT cho người lao động, nhận thức của một bộ phận người lao động về BHYT còn hạn chế, chấp nhận ký hợp đồng lao động kể cả không được tham gia BHYT, BHXH, BHTN để nhằm giải quyết nhu cầu có việc làm.

Chất lượng khám, chữa bệnh BHYT chưa đáp ứng sự hài lòng của người bệnh, nhất là tại y tế tuyến cơ sở, người dân vẫn còn chưa hài lòng về thủ tục trong khám, chữa bệnh, trong chuyển tuyến, trong thanh toán BHYT; Quy định chỉ thanh toán BHYT trong trường hợp tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến tại các “bệnh viện” là chưa phù hợp với hệ thống các cơ sở khám, chữa bệnh hiện nay.

Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2020, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ về y tế, thực hiện mục tiêu bảo đảm ít nhất 90% hộ cận nghèo tham gia BHYT; 70% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế, trên 90% trạm y tế cấp xã có đủ điều kiện khám bệnh, chữa bệnh BHYT; điều chỉnh cơ cấu đầu tư cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và chính sách BHYT để bảo đảm tăng cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, người cận nghèo.

 

Lan Anh

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất