Thứ Tư, 25/9/2024
Kinh tế
Thứ Năm, 3/7/2014 22:18'(GMT+7)

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho nông dân và ngư dân trong quan hệ buôn bán với thương lái Trung Quốc

Nhiều mặt hàng nông sản được thương lái TQ thu mua ồ ạt, sau đó dừng đột ngột. Ảnh minh họa.

Nhiều mặt hàng nông sản được thương lái TQ thu mua ồ ạt, sau đó dừng đột ngột. Ảnh minh họa.

Điều đáng nói là thủ đoạn, chiêu trò của thương lái họ diễn ra thường xuyên, liên tục trong nhiều năm nay, với nhiều mặt hàng khác nhau tại tất cả các địa phương trong cả nước nhưng dường như chúng ta vẫn thụ động trong việc đối phó, bảo vệ lợi ích cho nông dân, ngư dân. Vì vậy, cần phải phân tích rõ về cách mua hàng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho nông dân, ngư dân nâng cao nhận thức trong buôn bán với thương lái đến từ Trung Quốc.

Thứ nhất, về cách mua:

Thương lái Trung Quốcthường mua hàng với kiểu “thượng vàng, hạ cám” đều lấy hết, không cần chú ý đến chất lượng, đẩy giá lên rất cao trong thời gian rất ngắn, khoảng 3 đến 5 ngày, làm cho thương lái, các công ty Việt Nam không thể cạnh tranh với họ được.  Sau đó, khi đã lên đến đỉnh điểm, thương lái Trung Quốc đột ngột dừng mua, ép giá, mua với giá rất thấp hoặc âm thầm về nước, không thanh toán tiền cho nông dân, ngư dân. 

Mặt khác, sau một thời gian buôn bán tại Việt Nam, nhân dân một số tỉnh thành đã nhận ra thủ đoạn của thương lái Trung Quốc nên đã không giao dịch với họ. Thương lái Trung Quốc đã “hợp đồng miệng” hoặc trả trước một ít tiền nhờ các đầu nậu Việt Nam thay mặt họ thu mua. Với kiểu thu mua này, dẫn đến ba hậu quả sau đây: 1/Nông dân, ngư dân, đầu nậu người Việt bị mắc nợ hàng tỉ đồng vì đã lỡ đầu tư mở rộng sản xuất, thu gom hàng nhưng không bán được, đời sống nhân dân rơi vào cảnh túng quẫn. 2/Khi các doanh nghiệp Việt Nam không cạnh tranh được trong việc thu mua nguyên liệu thì thương lái Trung Quốc sẽ thao túng, lũng đoạn thị trường, tha hồ làm giá. 3/Thương lái Trung Quốc mua hàng quá dễ dãi làm cho các ngành công nghiệp sản xuất phụ trợ cho nông nghiệp không phát triển vì không có nguyên liệu sản xuất, dẫn đến nền nông nghiệp luôn ở trong trạng thái thô sơ, không thực hiện được mục tiêu “công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp”. 

Thứ hai, về các mặt hàng thương lái Trung Quốc thu mua trong thời gian vừa qua, có thể phân loại làm hai mặt hàng chính: Hàng hóa xác định được giá trị nhưng không rõ ràng về thị trường như mèo, ốc bưu, ếch, cá hố, cá nóc độc, khoai lang, tôm, gỗ sưa và gần đây là thu mua gỗ trắc dây tại Ninh Hòa – Khánh Hòa... Hàng hóa không thể xác định được giá trị sử dụng và nhu cầu tiêu thụ của thị trường như móng trâu, đuôi trâu, lá điều, lá khoai lang, đỉa, lá cây phong ba, mỡ heo, con banh lông, cây dẹt...v.v. Tất cả các mặt hàng này thương lái thu mua với kiểu tận diệt, giá rất cao, không phân biệt lớn bé nên hậu quả để lại là rất lớn. Hậu quả đầu tiên là tàn phá môi trường, tiếp theo là mất an ninh trật tự, nhân dân đổ xô lên rừng, xuống biển, bỏ công ăn việc làm để khai thác, tìm nguồn hàng bán cho thương lái Trung Quốc, đến khi họ không mua thì nợ nần chồng chất, nghèo lại càng nghèo, cuối cùng chính quyền lại phải đứng ra trợ cấp cho nhân dân.

Với tất cả các hoạt động đã làm trong thời gian qua của thương lái Trung Quốc đã ảnh hưởng đến nền kinh tế, phá hoại môi trường sống, môi trường sinh thái Việt Nam. Cách thức phá hoại là thường xuyên liên tục, gây mất an ninh trật tự. Do đó, trước mắt cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, nhận thức rõ được âm mưu, thủ đoạn của thương lái Trung Quốc. Đặc biệt, chú trọng tuyên truyền cho các đầu nậu Việt Nam, không vì lợi nhuận cá nhân mà bỏ qua lợi ích của cộng đồng, của xã hội. Tuyên truyền cho nhân dân thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng vùng nguyên liệu, nguồn lợi nông, lâm, thủy sản, không khai thác tận diệt, đảm bảo sự tái tạo các giống loài, góp phần xây dựng môi trường sinh thái trong lành, bền vững và kiên quyết xử lý các đối tượng vi phạm, triệt để không để tình trạng như vừa qua tái diễn. Song song với đó, cần phát huy tốt hơn nữa vai trò nắm tình hình, tuyên truyền, vận động của các bí thư chi bộ thôn xóm, tổ trưởng tổ dân phố, thôn trưởng, già làng, trưởng bản, đảng viên và các thành viên của các tổ chức chính trị - xã hội, kịp thời báo cáo lên cấp trên khi có thông tin do thương lái Trung Quốc tung ra, nhằm có biện pháp xử lý hiệu quả.

Ba là, đẩy mạnh việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình 135, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh lương thực. Hơn nữa, cần có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên hơn giữa bốn nhà “Nhà nước – nhà khoa học - nhà nông – nhà doanh nghiệp”, đảm bảo thu nhập, ổn định cho đời sống nhân dân, không chạy theo lợi nhuận nhất thời, xử lý ngay đối với những hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh.

Bốn là, tăng cường công tác quản lý hộ tịch, quốc phòng, an ninh trật tự, các địa phương nhanh chóng rà soát, nắm chắc số lượng người Trung Quốc trên địa bàn, tiến hành trục xuất ngay đối với các đối tượng núp bóng du lịch để kinh doanh, buôn bán. Các cán bộ, đảng viên của các cấp quản lý nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nâng cao nhận thức trong công tác, là tấm gương cho quần chúng nhân dân noi theo./. 

Đoàn Tứ















Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất