Chủ Nhật, 22/9/2024
Tin hoạt động
Chủ Nhật, 20/7/2014 10:1'(GMT+7)

Điểm sáng trong phong trào xây dựng cơ sở thờ tự văn hóa, dòng tộc văn hóa

Đồng bào Chăm Bàni Bắc Bình với lễ hội Sút Yâng

Đồng bào Chăm Bàni Bắc Bình với lễ hội Sút Yâng

Bắc Bình là một huyện miền núi của tỉnh Bình Thuận. Trên địa bàn huyện hiện có 46 cơ sở thờ tự của nhiều tôn giáo, dân tộc khác nhau như: Phật giáo, Hồi giáo Bà ni, Công giáo, Hội thánh Tin lành... Trong những năm qua, Ủy ban MTTQ tỉnh Bình Thuận và huyện Bắc Bình luôn tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao chất lượng các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", trong đó nổi bật nhất là công tác vận động đồng bào có đạo tham gia xây dựng cơ sở thờ tự có nếp sống văn hóa mới và xây dựng dòng tộc văn hóa. 

Sau 5 năm thực hiện công tác vận động đồng bào các dân tộc, tín đồ tôn giáo tham gia xây dựng cơ sở thờ tự văn hóa và xây dựng dòng tộc văn hóa, đến nay toàn huyện có 90% cơ sở thờ tự đạt “nếp sống văn hóa mới” và 40 dòng họ đạt dòng họ văn hóa. Hầu hết các cơ sở thờ tự đã tổ chức tốt các hoạt động nhân dịp lễ, Tết đúng theo tinh thần “trang nghiêm, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm”. Trong quá trình thực hiện các tiêu chí, các cơ sở thờ tự văn hóa, các chức sắc, chức việc và người có trách nhiệm quản lý cơ sở thờ tự đã tuyên truyền, vận động tín đồ tham gia chỉnh trang, trùng tu, tôn tạo cơ sở thờ tự rất khang trang. Tất cả chức sắc, tín đồ luôn chấp hành đúng pháp luật, tích cực hưởng ứng các phong trào trong các cơ sở thờ tự. Đồng bào có đạo cũng tích cực tham gia các phong trào trên địa bàn dân cư như: Giữ gìn và bảo vệ vệ sinh môi trường trong khu dân cư, giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, thực hành tiết kiệm trong sinh hoạt, xây dựng nếp sống văn minh, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan. 

Ông Trương Minh Phương, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Bắc Bình cho biết: Hàng năm, Ủy ban MTTQ huyện thường xuyên phối hợp gặp gỡ, trao đổi với các vị chức sắc tôn giáo, các tín đồ tiêu biểu và các cán bộ chi, tổ hội ở thôn, khu phố, tăng cường tuyên truyền về nội dung cuộc vận động, qua đó nâng cao nhận thức của nhân dân, giúp các tín đồ tô giáo, đồng bào các dân tộc thấy được đó là việc làm thiết thực, phù hợp với giáo lý, giáo luật. 

Công tác tuyên truyền, vận động phải kiên trì và có hình thức phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn, tạo điều kiện để các cơ sở thờ tự, các dòng họ phát huy tính dân chủ, tham gia bàn bạc và thống nhất biện pháp thực hiện. Hàng năm, huyện có khoảng 40-45 cơ sở thờ tự đăng ký xây dựng cơ sở văn hóa, 45-48 dòng họ đăng ký xây dựng dòng họ văn hóa. Trong quá trình tổ chức thực hiện, các thành viên Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện thường xuyên phối hợp kiểm tra, chấn chỉnh những sai sót, chồng chéo, gây khó khăn cho cơ sở. 

Thông qua việc thực hiện cuộc vận động này, nhiều phong trào khác tại địa phương cũng được đẩy mạnh như: Toàn dân đảm bảo trật tự an toàn giao thông, toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng nông thôn mới./. 


Theo TTXVN
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất