Chủ Nhật, 19/5/2024
Xã hội
Thứ Ba, 18/9/2018 21:7'(GMT+7)

“Dinh dưỡng, an ninh và an toàn thực phẩm trong bối cảnh hội nhập”

PGS. TS Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng phát biểu tại buổi Hội thảo.

PGS. TS Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng phát biểu tại buổi Hội thảo.

Trình bày tại Hội thảo, PGS. TS Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng cho biết, trong thực tế tiêu thụ thực phẩm của người Việt Nam từ năm 1985 đến nay, năng lượng khẩu phần do lipid và protein cung cấp rất thấp. Trong thời gian gần đây, năng lượng do 2 yếu tố này cung cấp đã tăng lên đáng kể, mức tiêu thụ lương thực thực phẩm của người Việt Nam được cải thiện rất nhiều.

Tuy nhiên tình trạng nghèo đói vẫn còn tồn tại ở Việt Nam tại 1 số vùng nghèo, vùng khó khăn. An ninh, an toàn thực phẩm vẫn là một vấn đề tồn tại và cần nhiều giải pháp để đảm bảo sự phát triển toàn diện và bền vững.

Liên quan đến những tranh cãi xung quanh cây trồng và thực phẩm biến đổi gen, TS. BS Trương Hồng Sơn, Phó Tổng Thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam đưa ra các chủ đề mà hiện nay các nhà khoa học về Dinh dưỡng, Y tế, Nông nghiệp trong toàn cầu đang tranh luận như: Sự an toàn của thực phẩm biến đổi gen, Giá trị dinh dưỡng của thực phẩm biến đổi gen, Quy trình kiểm tra chặt chẽ đối với thực phẩm biến đổi gen,… 

Các nhà khoa học tại Hội thảo đã đưa ra các bằng chứng tranh luận về tính an toàn, giá trị dinh dưỡng cũng như ảnh hưởng của cây trồng biến đổi gen lên sức khoẻ con người. Tuy nhiên, đa phần các tổ chức lớn và uy tín trên thế giới như WHO, FAO, FDA, EPA đều khẳng định rằng: Thực phẩm biến đổi gen là an toàn, có giá trị dinh dưỡng tương tự như thực phẩm không biến đổi gen và chưa thấy có ảnh hưởng tiêu cực lên sức khoẻ con người. 

TS Graham Brookes, Giám đốc trung tâm nghiên cứu nổi tiếng thế giới về công nghệ sinh học và cây trồng (Economics) đã trình bày báo cáo với chủ đề “Tác động kinh tế xã hội trên toàn cầu của cây trồng cCông nghệ sinh học giai đoạn 1996-2016. 

Trong đó, ông nhấn mạnh nguy cơ mất an ninh lương thực toàn cầu là một vấn đề lớn tại các quốc gia đang phát triển, với khoảng 108 triệu người hiện vẫn đang bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng lương thực. Việc ứng dụng công nghệ sinh học cây trồng tại các nước đang phát triển đã có đóng góp tích cực vào việc nâng cao năng suất và sản xuất an toàn hơn, tăng trưởng thu nhập cho người dân, góp phần giảm đói, nghèo và suy dinh dưỡng tại một số khu vực nhạy cảm nhất với các vấn đề này trên thế giới.

Nghiên cứu của PG Economics cũng cho thấy, cùng với con số 189,8 triệu héc ta diện tích canh tác cây trồng biến đổi gen trên toàn cầu, việc tiếp tục mở rộng ứng dụng công nghệ sinh học, đồng thời mang đến các tính trạng, đặc tính dinh dưỡng có lợi, có thể giúp bù đắp tình trạng suy giảm dinh dưỡng gây ra bởi biến đổi khí hậu trên một số cây trồng cụ thể. 

Một khía cạnh khác thúc đẩy sự tăng trưởng có thể liên quan đến nghiên cứu được thực hiện bởi các tổ chức công, trên gạo, chuối, khoai tây, lúa mỳ, đậu gà, đậu triều và mù tạt, với các tính trạng, đặc tính dinh dưỡng có lợi cho nhà sản xuất thực phẩm và người tiêu dùng tại các nước đang phát triển. 

Các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học cũng thống nhất, cần tiếp tục tuyên truyền, giáo dục để người tiêu dùng có cái nhìn chính xác, khoa học về cây trồng và thực phẩm biến biến đổi gen. 

Trong thời gian tới, cần tiến hành các nghiên cứu về khả năng áp dụng, tác động của công nghệ biến đổi gen lên đời sống kinh tế - xã hội - môi trường trên nhiều vùng khác nhau trong đó có Việt Nam.

Bên cạnh đó, cũng cần các thử nghiệm dài hạn về tác động của thực phẩm biến đổi gen mới lên tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ. Cần xây dựng các chính sách, quy định chặt chẽ về việc dán nhãn, nhất là cần ghi rõ đó là loại thực phẩm gì, để người tiêu dùng được biết và lựa chọn.

PV

 
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất