Thứ Bảy, 23/11/2024
Chính sách
Thứ Sáu, 31/10/2014 14:59'(GMT+7)

Đổi mới cơ chế chính sách, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng thị trường lao động hiện nay đang mất cân đối, trong khi số lượng lớn sinh viên ra trường đang thất nghiệp thì nhiều doanh nghiệp vẫn khó tuyển dụng được lao động, do cơ cấu đào tạo về trình độ và lĩnh vực đào tạo chưa phù hợp với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, nội dung đào tạo của đa số các cơ sở đào tạo nghề chưa đáp ứng yêu cầu thực tế phát triển thị trường lao động, chưa tương xứng với mức độ phát triển khoa học công nghệ và yêu cầu hội nhập.

Ông Tuấn cho rằng, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động trong quá trình hội nhập cần có sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường, người sử dụng lao động, trong đó cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh sự liên kết hợp tác trong các hoạt động hướng nghiệp, tuyển sinh, đào tạo theo nhu cầu sử dụng của thị trường lao động. Để có cơ sở trong kết nối cung cầu giữa hệ thống giáo dục và thị trường lao động cần hoàn thiện hệ thống Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động trong cả nước, dự báo xu hướng biến động về nhu cầu của từng lĩnh vực ngành nghề. Trên cơ sở đó các cơ sở đào tạo có định hướng và cân đối chỉ tiêu đào tạo tổng thể cũng như chỉ tiêu đào tạo của từng ngành nghề, cấp bậc để gắn kết với nhu cầu thực tế của xã hội, đảm bảo cân đối nhân lực phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế.

Việc hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN trong năm tới một mặt tạo cơ hội cho dịch chuyển lao động có chất lượng, song mặt khác lại đặt ra những thách thức lớn cho lao động thiếu kỹ năng. Cử tri Trần Anh Tuấn nêu ý kiến, các cơ sở đào tạo cần chú trọng vấn đề tăng cường kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên để thích ứng nhanh vào thị trường lao động trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cần phải gắn kết chặt chẽ với nhu cầu của doanh nghiệp, nhà trường và các doanh nghiệp cần hỗ trợ chặt chẽ với nhau trong việc định hướng đào tạo, đảm bảo chất lượng và hiệu quả nguồn nhân lực xã hội.

Phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội

Cử tri thành phố Hải Phòng đánh giá cao những nỗ lực của Đảng và Nhà nước trong tập trung phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định an ninh chính trị, và đã được thể hiện rõ nét qua từng nội dung như: kết quả thực hiện mục tiêu tổng quát, chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội năm 2014; những tồn tại, hạn chế về kinh tế vĩ mô thiếu bền vững, nợ công cao, tái cơ cấu kinh tế chưa đạt yêu cầu, năng suất lao động thấp; nguyên nhân chủ quan, khách quan của những tồn tại, hạn chế... Báo cáo thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trước Quốc hội. Để đạt được kết quả cao hơn nữa trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong thời gian tới, ông Đặng Văn Mấm, nguyên Phó Bí thư Thành ủy Hải Phòng đề nghị, Chính phủ cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt chú trọng nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức đối với nhân dân; kiên quyết loại bỏ những người không đủ năng lực trình độ, tuyển chọn những ngươi đủ tài, đức vào những vị trí phù hợp để họ phát huy trí tuệ, năng lực của mình. Thêm nữa, Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan rà soát các yếu tố ảnh hưởng đến nợ công, kiểm soát chặt nhằm giúp cho chiến lược trả nợ rõ ràng, minh bạch; đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, thu thút đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là những dự án công nghệ cao.

Quan tâm đến vấn đề về luật, chính sách, cơ chế, hỗ trợ, tháo gỡ và vượt qua khó khăn, giữ vững môi trường kinh doanh và phát triển bền vững cho cộng đồng doanh nghiệp, bà Phạm Thị Hồng, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Intimex Hải Phòng chia sẻ: Các doanh nghiệp nội đang chờ xem cơ chế của Nhà nước dựa trên các Bộ Luật, các Luật đặc biệt Luật doanh nghiệp và các Luật chuyên ngành của Việt Nam sau khi sửa đổi có gì đổi mới, có gì chuyển biến tiến bộ, ổn định để các doanh nghiệp - tế bào của nền kinh tế có thể hồi sinh và tồn tại bền vững hơn... Để thực hiện được điều này, theo bà Phạm Thị Hồng: Quốc hội, Chính phủ cần rà soát rộng hơn, sâu hơn nhiều Luật chuyên ngành hơn (chứ không riêng gì Luật đầu tư); các văn bản dưới luật và các cơ chế quản lý, điều hành từ Chính Phủ, từ các cơ quan quản lý chuyên ngành cho đến các địa phương cần đồng bộ và kịp thời để hỗ trợ tốt hơn và đồng hành thật sự với doanh nghiệp nội thì doanh nghiệp nội mới có thể tồn tại và phát triển, tự tin hội nhập sâu rộng nền kinh tế khu vực và toàn cầu.

Cử tri Võ Thành Dương, cựu chiến binh, ngụ số 18, đường Cách Mạng Tháng Tám, khu phố 2, phường Xuân An, thị xã Long Khánh (Đồng Nai) bày tỏ phấn khởi vì trong phiên thảo luận, nhiều đại biểu đã đề cập đến vấn đề thực hiện chính sách an sinh xã hội, chăm lo đến đời sống của người có công. Ông Dương mong muốn các bộ, ngành liên quan xem xét và giải quyết chế độ cho các đối tượng chính sách. Bởi thực tế, tại địa phương, nhiều thương bệnh binh mặc dù đã được xác nhận, tuy nhiên hiện vẫn không có chế độ gì. Cử tri Võ Thành Dương cũng đồng tình với ý kiến phát biểu của một số đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận sáng nay, cho r ằ ng nhiều người cao tuổi có cống hiến, đóng góp lớn cho cách mạng, tuy nhiên lại không được l ĩ nh khoản hỗ trợ hàng tháng theo chế độ quy định. Trong khi, nhiều người tham gia các lực lượng cho Pháp, Ngụy trước đây thì hiện vẫn được lĩnh chế độ trên. Do đó, để tạo sự công bằng và không bỏ sót người có công, cử tri Võ Thành Dương đề nghị cơ quan các cấp cần rà soát lại và chi trả chế độ cho những đối tượng này để lấy đó làm nguồn động viên.

Đẩy mạnh tiến trình cải cách tư pháp

Cử tri Nguyễn Đức, Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Đồng Nai đánh giá cao chất lượng của các phiên thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 lần này. Các đại biểu đã phát biểu những vấn đề trọng tâm đang thu hút sự quan tâm của dư luận và cử tri cả nước. Cử tri Đức cho rằng, tính công khai, minh bạch và dân chủ trong phiên thảo luận tại kỳ họp đã ngày càng được nâng cao. Cử tri tâm đắc với việc các đại biểu đã đề cập đến vấn đề cải cách tư pháp, cải cách thể chế và hoàn thiện khuôn khổ pháp luật. Cử tri Nguyễn Đức bày tỏ, chưa có một diễn đàn Quốc hội nào mà vấn đề cải cách tư pháp lại được các đại biểu đề cập nhiều như kỳ họp này. Các vấn đề như oan sai, quyền phát biểu và im lặng của bị cáo khi chưa có luật sư...đã được đề cập nhiều. Đây là những bước quan trọng nhằm đẩy mạnh tiến trình cải cách tư pháp, thực hiện dân chủ hóa quyền công dân mà Hiế n pháp năm 2013 đã quy định.

Đối với vấn đề phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, cử tri Nguyễn Đức cho rằng, hiện nay các loại tội phạm đang có xu hướng tăng và diễn biến phức tạp, mặc dù bộ máy tư pháp từ điều tra, công tố, xét xử đã được xây dựng hoàn thiện. Một vấn đề mà dư luận hiện đang rất quan tâm đó là Luật xử phạt vi phạm hành chính đã được Quốc hội thông qua năm 2012 và có hiệu lực từ 1/7/2013, đồng thời các quy định do tòa án quyết định có hiệu lực từ 1/1/2014, tuy nhiên việc triển khai còn quá chậm. Hiện nay để xử lý các đối tượng nghiện ma túy và đưa đi cai nghiện lại thuộc thẩm quyền của tòa án chứ không phải quy định cho chủ tịch cấp huyện như trước đây. Như vậy, các đối tượng này phải được tòa án quyết định mới có thể đưa vào các trung tâm cai nghiện. Thực tế, Luật đã có hiệu lực thi hành từ 1/1/2014, nhưng từ đầu năm đến nay hầu như chưa có trường hợp nào được áp dụng theo phương thức này. Cử tri Nguyễn Đức cho rằng, nguyên nhân là do Tòa án nhân dân Tối cao và các tòa án cấp trên chậm trễ trong việc triển khai, hướng dẫn thi hành. Việc này, hiện thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng, nơi có số lượng người nghiện ma túy lớn đã đề xuất phương án xử lý riêng để tránh sự chậm trễ trong việc đưa người nghiện vào các trung tâm cai nghiện để đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Ủng hộ cơ chế riêng về cai nghiện ma túy


Trung úy Ngô Hữu Kinh Luân – Báo Công an Nhân dân cho rằng: Luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành từ đầu năm 2014 đến nay đang bộc lộ những hạn chế. Theo quy định cùng nghị định và các văn bản dưới luật hướng dẫn, người nghiện ma túy là một loại bệnh cho nên phải đối xử với họ như một người bệnh. Vì thế việc đưa những người này vào các trung tâm cai nghiện là hạn chế quyền con người. Chỉ khi tòa án ra quyết định, chính quyền mới được đưa họ vào cai nghiện tập trung. Thực tế, các công đoạn từ tòa án bắt đầu xử lý cho đến lúc ra quyết định trải qua một công đoạn khá dài. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, số người nghiện hiện nay còn rất đông trong cộng đồng. Một khi người nghiện thiếu thuốc thì có những hành vi rất khó kiểm soát và gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội làm người dân rất hoang mang, bức xúc.

Ủng hộ việc Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị Quốc hội cho thành phố một cơ chế riêng để xử lý người nghiện, cử tri Ngô Hữu Kinh Luân đề nghị cơ chế này nên được chấp thuận theo hướng có thời hạn. Thành phố Hồ Chí Minh có thể áp dụng cơ chế đặc biệt về việc xử lý người nghiện trong thời gian 2 đến 3 năm là đủ, sau đó dỡ bỏ. Bên cạnh đó, chính quyền thành phố cũng phải chịu trách nhiệm đối với Quốc hội về việc hoàn thành mục tiêu bằng cơ chế đặc biệt theo đúng thời gian đã xin với Quốc hội.

Cử tri Ngô Hữu Kinh Luân đồng ý với cơ chế riêng như bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã phát biểu tại Quốc hội là cơ chế kiểm tra, phát hiện đối tượng nghiện ma tuý và đưa ngay vào cơ sở tập trung để kịp thời cắt cơn, giải độc và tư vấn về mặt tâm lý, giáo dục để họ tái hoà nhập với cộng đồng. Việc cai nghiện bắt buộc chỉ nên để hai cơ quan thực hiện là Cơ quan Công an và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội để tránh rườm rà, chồng chéo trong trách nhiệm xử lý – cử tri Ngô Hữu Kinh Luân nêu ý kiến./.

Theo TTXVN

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất