Thứ Hai, 30/9/2024
Cuộc sống số
Thứ Sáu, 20/11/2009 19:52'(GMT+7)

Đối thoại trực tuyến: Triển khai Chính phủ Điện tử tại Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Minh Hồng.

Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Minh Hồng.

Bên cạnh đó, Chính phủ Điện tử (CPĐT) đã và đang được triển khai trong thực tế như thế nào? Bằng cách nào Việt Nam có thể khai thác tối đa lợi ích từ Chính phủ điện tử?

Trong Đề án "Tăng tốc" và Tổng thể Chiến lược Quốc gia về phát triển CNTT của Chính phủ, CPĐT được xác định là một trong những mục tiêu quan trọng nhất cần đạt được. Cuối tháng 10 vừa qua, Thủ tướng chính phủ đã chính thức công bố Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, Bộ TT&TT cũng đã cấp phép cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số đầu tiên tại VN, tạo cơ sở cho việc triển khai rộng Thương mại điện tử, Giao dịch điện tử và Chính phủ Điện tử trong thời gian tới.

Những điểm ưu việt của Chính phủ điện tử so với nền hành chính truyền thống, mang nặng tính thủ công trước đây là khá rõ ràng. Với việc ứng dụng mạnh công nghệ vào trong các hoạt động của Chính phủ và Bộ, ban, ngành trực thuộc, cơ chế trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý với nhau và giữa họ với người dân sẽ đạt được 4 yếu tố cùng lúc: nhanh hơn, thuận tiện hơn, tiết kiệm chi phí hơn và ít nảy sinh tiêu cực hơn. Việc số hoá các ngành thiết yếu như hải quan, thuế, giáo dục... sẽ "giảm khổ" cho người dân, giúp họ tiết kiệm thời gian hoàn tất hồ sơ, thủ tục, giấy tờ, hạn chế tình trạng "cò" và cán bộ "vòi vĩnh, làm luật"...

Mặc dù vậy, quá trình triển khai CPĐT ở VN sẽ gặp phải những khó khăn rất lớn. Bản thân các nhà lãnh đạo đều chưa có kinh nghiệm về triển khai CPĐT, trong khi GDP quốc ta còn tương đối thấp. Vì vậy, theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, việc triển khai CPĐT phải được thực hiện trên quy mô nhỏ, phù hợp với từng địa phương, sau đó rút kinh nghiệm và nhân rộng ra mô hình lớn hơn để tránh lãng phí tiền của, công sức.

Theo Kế hoạch 48 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2009 - 2010 thì đến hết năm 2010, VN sẽ phải xây dựng được các cơ quan điện tử. Cụ thể, trung bình 60% thông tin chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp phải được đưa lên cổng thông tin điện tử. 80% cán bộ công chức phải sử dụng thư điện tử trong công việc. Tuy nhiên, trên thực tế, số thông tin chỉ đạo online chỉ mới đạt 30%. Điều đó cho thấy lãnh đạo nhiều Bộ ngành chưa thực sự vào cuộc và coi CNTT là giải pháp hàng đầu để thúc đẩy tổ chức phát triển.

Cho tới thời điểm này, số dịch vụ công được ứng dụng rộng rãi, thiết thực vẫn còn quá ít. Có một thực trạng là Bộ ban ngành này công khai một phần thủ tục hành chính lên mạng, tuyên bố số hoá một khâu "sát sườn" với người dân nhưng khi người dân đến làm thủ tục lại bị vướng mắc ở các khâu khác, vốn chưa được "số hoá". Kết quả là những dịch vụ đã được "số hoá" cũng chẳng dẫn đến đâu. Liệu Bộ TT&TT có kế sách gì để hạn chế tình trạng triển khai dịch vụ công lẻ tẻ, thiếu đồng bộ và phối hợp giữa các cơ quan, Bộ ngành này?

Chính phủ Điện tử hướng tới một nền hành chính gọn nhẹ, đơn giản, điều đó đồng nghĩa với việc một số lượng không nhỏ nhân lực hành chính nhà nước sẽ bị cắt giảm. Liệu các nhà quản lý đã có phương án nào để giải quyết lực lượng nhân lực dư thừa đó?

Những thắc mắc nói trên dự kiến sẽ được giải đáp trong cuộc đối thoại trực tiếp với Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Minh Hồng về chủ đề "Chính phủ điện tử" trên kênh truyền hình VTC2 và được tường thuật trực tiếp trên VietNamNet cùng các báo điện tử: VTC News, ICT News và Trang thông tin điện tử của Bộ TT&TT vào lúc 10 giờ sáng ngày Chủ nhật (22/11).

Bạn đọc quan tâm có thể đặt câu hỏi cho Thứ trưởng tại đây.

(Theo VNN)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất