Thứ Tư, 27/11/2024
Chính sách
Thứ Sáu, 26/11/2010 22:2'(GMT+7)

Dồn điền, đổi thửa để khắc phục tình trạng manh mún đất lúa

Việc chuyển đất lúa sang mục đích sử dụng khác phải phù hợp theo quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt

Việc chuyển đất lúa sang mục đích sử dụng khác phải phù hợp theo quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt

Đồng thời, văn bản dự thảo trên cũng đề xuất quy định rằng, tổ chức, cá nhân được phép nhận chuyển nhượng giá trị quyền sử dụng đất lúa từ người sử dụng đất khác để trực tiếp tổ chức sản xuất nông nghiệp có sử dụng lao động gia đình là chính với hạn mức đất nhận chuyển nhượng theo quy định.

Không nhượng lại đất lúa kiếm lời mà không trực tiếp sản xuất

Sẽ không cho phép tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất lúa để nhượng lại, cho thuê lại kiếm lời theo hình thức phát canh thu tô mà không trực tiếp tổ chức sản xuất nông nghiệp.

Còn tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất lúa thì được phép góp vốn, bằng giá trị quyền sử dụng đất đối với các tổ chức sản xuất kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ cung ứng vật tư, chế biến, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản nhưng phải đảm bảo 2 điều kiện sau:

Thứ nhất, diện tích đất được đưa vào góp vốn vẫn tiếp tục được sử dụng phù hợp với mục đích nêu trong quy hoạch sử dụng đất đã được duyệt.

Thứ hai, khi người góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất không muốn tham gia góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất đó nữa thì có quyền sử dụng lại diện tích đất đã góp vốn sau khi đã hoàn tất các nghĩa vụ tài chính với bên nhận góp vốn tương ứng với diện tích đất đã tham gia góp vốn.

Hạn chế tối đa việc sử dụng đất chuyên canh lúa

Cũng theo Dự thảo này, các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, điện, thông tin liên lạc, công trình phòng chống giảm nhẹ thiên tai, các công trình công cộng,... cần lựa chọn các phương án quy hoạch các giải pháp thiết kế, thi công hạn chế tối đa việc sử dụng đất chuyên canh lúa.

Đặc biệt là không được phép chuyển đất chuyên canh lúa 2 vụ để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư nông thôn, khu dịch vụ vui chơi giải trí nếu tại địa phương còn quỹ đất khác để bố trí cho các mục đích sử dụng này.

Diện tích đất lúa toàn quốc tính đến ngày 1/1/2008 là 4,1 triệu ha. Diện tích gieo trồng lúa tính từ năm 1995 đến năm 2008 tăng hơn 630.000 ha, tốc độ tăng bình quân đạt 0,7%/năm.

Hiện nay, 2 vùng lúa lớn nhất cả nước là Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng, chiếm đến 67% diện tích gieo trồng và 70% sản lượng lúa cả nước.

Theo Nghị quyết 63/NQ-CP ngày 23/12/2009, mục tiêu đến năm  2020, bảo vệ quỹ đất lúa 3,8 triệu ha để có sản lượng 41 - 43 triệu tấn lúa đáp ứng tổng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn gạo/năm.

Tầm nhìn đến năm 2030 diện tích đất lúa cần phải giữ là 3,8 triệu ha, trong đó 3,2 triệu ha đất lúa sản xuất hai vụ trở lên.

(Theo: Chinhphu)
 

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất